Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Chi nhánh và văn phòng đại diện của Công ty là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng lại thường xuyên bị sử dụng nhầm lẫn. Sau đây Luật LNP sẽ giúp các bạn chỉ ra những điểm khác biệt giữa hai loại hình này.

Có thể bạn quan tâm

Tiêu chí Chi nhánh Văn phòng đại diện
Khái niệm Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó
Chức năng Chi nhánh vừa thực hiện được chức năng kinh doanh vừa thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền Văn phòng đại diện chỉ thực hiện được chức năng địa diện theo ủy quyền của doanh nghiệp, tức có nghĩa văn phòng đại diện chỉ có chức năng giao dịch và tiếp thị. Mục đích của văn phòng đại diện được hiểu một cách đơn giản là nơi để quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp, là nơi để giải đáp, tư vấn cho khách hàng.
Hình thức hạch toán Có thể lựa chọn giữa hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập Chỉ có hình thức hạch toán phụ thuộc
Phạm vi thành lập Thành lập trong phạm vi ranh giới quốc gia, cùng tỉnh hoặc khác tỉnh đều được Phạm vi thành lập có thể ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia
Hình thức kế toán và kê khai thuế * Chi nhánh khi đăng ký hình thức hạch toán phụ thuộc:

Nếu cùng tỉnh: công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm làm báo cáo thuế hàng quý, hàng năm, sử dụng chữ ký số công ty mẹ để nộp thuế môn bài luôn.

Nếu khác tỉnh: chi nhánh sẽ phải khắc con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài, làm báo thuế hàng quý nhưng báo cáo tài chính cuối năm công ty mẹ sẽ quyết toán.

* Chi nhánh khi đăng ký hình thức hạch toán độc lập:

Dù cùng tỉnh hoặc khác tỉnh thì đều phải mua chữ ký số riêng, làm khai thuế ban đầu như hồ sơ công ty mẹ, làm báo thuế hàng quý và quyết toán thuế cuối năm

Công ty mẹ sẽ nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài, kê khai thuế cho văn phòng đại diện.

Trên đây là những điểm khác biệt giữa chi nhánh và văn phòng đại diện mà Luật LNP cung cấp. Hi vọng những thông tin hữu ích nêu trên sẽ giúp Quý Khách hàng dễ dàng quyết định hơn khi vẫn còn băn khoăn khi mở chi nhánh hay văn phòng đại diện cho Doanh nghiệp.