Đặt tên doanh nghiệp mới nhất năm 2021

Trước khi đăng ký doanh nghiệp, việc đặt tên doanh nghiệp là việc vô cùng quan trọng. Tên doanh nghiệp vừa phải mang ý nghĩa đầy đủ ý nghĩa nói về lĩnh vực của công ty, vừa phải thể hiện ấn tượng mạnh mẽ đến khách hàng. Vậy đặt tên doanh nghiệp có những lưu ý nào?

1: thành phần của tên doanh nghiệp

Khi đặt tên doanh nghiệp, thì tên đó bắt buộc bao gồm những thành phần sau: “Tên loại hình doanh nghiệp” và “tên riêng” của doanh nghiệp. Trong đó, tên riêng của doanh nghiệp chỉ được cấu tạo từ các chữ trong bảng chữ cái, chữ F, J, Z, W, ký hiệu hoặc chữ số 

Ví dụ:

Loại hình doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty TNHH

Công ty cổ phần hoặc công ty CP

Công ty công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”

“Doanh nghiệp tư nhân” hoặc “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” 

Tên riêng của doanh nghiệp: 

Hoa Cúc, Đầu tư Phương Liên, Phi-Thanh, Trị liệu Minh Anh, H&M, 20 Fov…

*Lưu ý: Đối với văn phòng đại diện hoặc chi nhánh thì phải có 

“Văn đại diện” + tên doanh nghiệp

“Chi nhánh” + tên doanh nghiệp

2: thành phần bị cấm trong tên doanh nghiệp

Tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp nếu không được sự cho phép của các tổ chức cơ quan đó

Từ ngữ, ký hiệu trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thông văn hóa, lịch sử của dân tộc

Tên doanh nghiệp khác đã đăng ký

3: yếu tố không được coi là có tính phân biệt khi kết hợp với tên doanh nghiệp

Các yếu tố sau đây khi viết liền hoặc viết cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp sẽ không tạo nên sự khác biệt cho tên riêng đó so với tên doanh nghiệp cùng loại khác, như sau:

+  Các ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

+  Các từ chỉ phương hướng, vùng miền: “miền tây” “miền bắc” hoặc” miền nam”, “miền đông”, “miền trung”

+ 1 số thứ tự 

+ 1 chữ cái

+ Số tự nhiên

+ Chữ F, J, Z, W

+ “tân” hoặc “mới” 

Ví dụ: 

Công ty TNHH M&H với Công ty TNHH MH 

Công ty cổ phần Fushian W và Công ty cổ phần Fushian

Công ty cổ phần Tân Hiệp Phát và Công ty cổ phần Hiệp Phát

*Lưu ý: So với quy định của Luật doanh nghiệp 2014, luật mới đã có sự thay đổi và nới lỏng hơn rất nhiều. Cụ thể, tên riêng của doanh nghiệp sẽ bị coi là KHÔNG tương tự với tên của doanh nghiệp cùng loại khi có sự khác biệt về một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt hoặc các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó. Trong khi Luật 2014 quy định hai tên riêng của doanh nghiệp cùng loại sẽ phải có sự khác biệt rõ rệt, việc thêm các chữ cái khác nhau không tạo thành từ có nghĩa, theo sau tên riêng của doanh nghiệp không tạo sự phân biệt cho tên doanh nghiệp. 

4: trùng hoặc nhầm lẫn tên viết tắt, tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp

Tên nước ngoài của doanh nghiệp chính là tên dịch từ tên tiếng việt của doanh nghiệp

Tên viết tắt có thể là viết tắt của tên tiếng việt hoặc tên nước ngoài

Tên viết tắt, tên nước ngoài của doanh nghiệp sẽ không được trùng với tên viết tắt, tên nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ: 

Công ty cổ phần đầu tư Hoa Hồng Xanh

Blue Rose Investment Joint Stock Company 

BRI., JSC

5: không được là tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ

Tên thương mại hay tên doanh nghiệp được hiểu là tên gọi dùng trong hoạt đông kinh doanh trong lĩnh vực cụ thể của một chủ thể. Do đó, căn cứ xác lập quyền với tên thương mại dựa trên cơ sở sử dụng hợp pháp. 

Nhãn hiệu là dấu hiệu để nhận biết hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể khác nhau. Dấu hiệu có thể là chữ hoặc hình hoặc sự kết hợp của cả hai.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu thể hiện nguồn gốc của sản phẩm

Như vậy, doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký cũng cần tham khảo nguồn dữ liệu về Cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp để chắc chắn tên doanh nghiệp muốn đăng ký không thuộc một trong ba trường hợp trên. Nếu có, phải có sự cho phép của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó hoặc trong một số trường hợp chủ sở hữu đó không còn hoạt động kinh doanh trên thực tế, không sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.