3 lưu ý về trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân

Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp thì phải chịu trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp đó. Nó chỉ khả năng chịu trách nhiệm tài sản giữa doanh nghiệp với khách hàng, chủ nợ của doanh nghiệp. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp là trách nhiệm đối với doanh nghiệp của mình hoặc doanh nghiệp mình góp vốn. Doanh nghiệp tư nhân không có tài sản tách biệt với chủ sở hữu doanh nghiệp. Vậy nên chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh đối với doanh nghiệp đó.  Vậy trách nhiệm của chủ doanh nghiệp được quy định như nào trong bộ luật doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

1. Trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh là gì? 

Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh có nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm: 

(i) tài sản đã đầu tư vào doanh nghiệp 

(ii) tài sản không đầu tư vào doanh nghiệp

Thời điểm xác định trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu là khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Thời điểm áp dụng trách nhiệm vô hạn là thời điểm doanh nghiệp tư nhân bị tuyên bố phá sản. 

2. Những lưu ý về trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân

a) Thứ nhất, xác định khối tài sản của chủ DNTN khi doanh nghiệp đó bị phá sản

Khối tài sản đó là:

– Những tài sản mà chủ DNTN đầu tư vào doanh nghiệp đó;

– Những tài sản không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh;

– Tài sản thuộc sở hữu chung của chủ DNTN được chia theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. 

Kê biên tài sản của chủ DNTN không bao gồm:

– Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chủ DNTN và gia đình trong thời gian chư có thu nhập mới;

– Số thuốc dùng để phòng, chữa bệnh của chủ DNTN và gia đình;

– Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán địa phương;

– Vật dụng cần thiết của người tàn tật, người ốm… 

b) Thứ hai, trách nhiệm tài sản khi chủ doanh nghiệp tư nhân đã kết hôn

Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh thì trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Tuy nhiên, nếu việc đưa tài sản chung vào thành lập doanh nghiệp tư nhân mà chưa có sự đồng ý của người còn lại và khi doanh nghiệp phá sản, thì việc xác định khối tài sản thuộc sở hữu chung của DNTN sẽ phải được chia theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan (cụ thể trong trường hợp này là Luật Hôn nhân và gia đình). 

c) Thứ ba, DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Điều đó có nghĩa là nếu các DNTN muốn muốn đầu tư mới, phát triển; mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thì các chủ sở hữu doanh nghiệp phải đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp đó. Vay tài chính hoặc có thể có những khoản thu hút vốn đầu tư khác từ việc được tặng cho, thừa kế tài sản… So với công ty trách nhiệm hữu hạn được quyền phát hành trái phiếu; công ty cổ phần được phát hành chứng khoán thì DNTN; công ty hợp danh khó khăn hơn khi tìm kiếm các nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh quy định doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán thì Luật Doanh nghiệp năm 2020 còn xác định rõ doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. 

Trước khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cần định hướng phát triển cho doanh nghiệp đó.