Những lưu ý về doanh nghiệp tư nhân theo bộ luật doanh nghiệp 2021

Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp nên giống như những doanh nghiệp kinh doanh khác; là tổ chức có tên riêng được nhà nước thừa nhận thông qua việc nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.  

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì? 

Luật Doanh nghiệp 2020 cũng giống Luật Doanh nghiệp 2014; quy định về các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp tư nhân tại Điều 188 như sau: 

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng số tài sản của mình. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp không được vừa là chủ hộ kinh doanh, vừa là thành viên công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần; phần vốn góp trong công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

2. Đặc điểm riêng của DNTN

a) Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu

– DNTN do một cá nhân làm chủ sở hữu (có thể là cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài; trừ những cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020);

– DNTN khác những loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhiều chủ như công ty hợp danh, công ty cổ phần… 

– DNTN khác công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cùng thuộc sở hữu của một chủ nhưng chủ DNTN chỉ do một cá nhân làm chủ sở hữu, còn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể do một tổ chức có tư cách pháp nhân làm chủ sở hữu. 

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định cơ cấu cấu tổ chức, quản lý điều hành DNTN, lợi nhuận sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước, thay đổi số phận pháp lý của doanh nghiệp như bán doanh nghiệp, cho thuê hay giải thể… 

b) DNTN không có tư cách pháp nhân

Theo Điều 74, Luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: 

  1. a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  2. b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  3. c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  4. d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Khi thành lập DNTN, chủ doanh nghiệp không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp và cá nhân đó chịu hoàn toàn trách nhiệm với doanh nghiệp. Vậy nên DNTN không có tài sản độc lập và không đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân. 

c) Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

DNTN không có tư cách pháp nhân, không có tài sản riêng nên trách nhiệm tài sản đối với đối tác; khách hàng, chủ nợ, những người có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do chủ DNTN phải chịu trách nhiệm. 

Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tài sản vô hạn trong kinh doanh; nghĩa là chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Cụ thể, trong trường hợp kinh doanh thua lỗ và số vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh không đủ để chi trả khoản nợ, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình không đầu tư vào doanh nghiệp. 

Như vậy doanh nghiệp tư nhân không có tài sản vồn và vốn điều lệ giống các cty khác. Vậy cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào cách tổ chức, quả lý của doanh nghiệp đó.