Những thắc mắc khi thành lập mới doanh nghiệp

Trong đời sống hiện nay, để thuận lợi cho việc kinh doanh thì mỗi người thường lựa chọn việc thành lập cho mình một công ty. Việc sở hữu và điều hành công ty giúp chủ doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh theo ý muốn của mình. Tuy nhiên khi thực hiện thủ tục thành lập, có rất nhiều vướng mắc mà người thành lập gặp phải. Do đó, bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp phải khi thành lập mới doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2021.

Có thể bạn quan tâm

Đối tượng được thành lập mới doanh nghiệp

Pháp luật chỉ cho phép một số đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp, một số đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp, bao gồm:

  • Người bị mất, hạn chế, có khó khăn trong làm chủ hành vi dân sự
  • Người đang bị giam giữ, hoặc thi hành án phạt khác của Tòa án
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Cán bộ, công chức, viên chức và một số đối tượng làm việc trong công an nhân dân, quân đội nhân dân.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Khi thành lập doanh nghiệp thì chru sở hữu phải xác định ngành nghề kinh doanh cho  doanh nghiệp của mình. Ngành nghề kinh doanh được xác định căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Doanh nghiệp phải kê khai, ghi rõ nội dung mã ngành, mã nghề kinh tế trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Có một số ngành nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo văn bản quy phạm pháp luật đó. Nếu chưa có văn bản nào quy định thì Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và ghi nhận.

Tên doanh nghiệp dự định đăng ký

Khi đặt tên doanh nghiệp thì phải tuân thủ quy tắc đặt tên doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp bao gồm tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp. Tên được đặt không được trùng và gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác. Khi đặt tên, doanh nghiệp không bắt buộc phải có tên viết tắt. Trước khi ghi tên doanh nghiệp vào hồ sơ đăng ký thì phải tra cứu trên Hệ thống thông tin quốc da về đăng ký doanh nghiệp để xem tên doanh nghiệp có bị trùng lặp hay không. Sau khi được cấp phép thành lập, tên doanh nghiệp phải được gắn ở trụ sở chính

Trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở chính phải chính xác đến số nhà, và bao gồm só điện thoại, thư điện tử, số fax (nếu có)

Trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt tại nhà chung cư, khu tập thể mà không có chức năng dùng làm văn phòng.

Chi phí thành lập công ty

Khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải nộp một khoản phí cho nhà nước, bao gồm:

  • Phí đăng ký thành lập doanh nghiệp: 50.000 đồng hoặc miễn phí đối với doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử
  • Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng

Doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp nếu không được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp.

Khắc dấu ghi thành lập công ty

Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh. Mẫu dấu này sẽ được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp không cần thực hiện nghĩa vụ này nữa mà có thể sử dụng ngay con dấu của doanh nghiệp.

Vốn điều lệ

Pháp luật không quy định về mức vốn điều lệ đối với việc thành lập mới doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh, số vốn điều lệ là thể hiện sự uy tín và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc hợp tác với doanh nghiệp khác. Mức vốn càng cao thì càng nhận được nhiều sự tin tưởng và ngược lại. Vì vậy khi đăng ký doanh nghiệp, người thành lập cần xem xét đến khả năng tài chính, phạm vi và và mục đích kinh doanh của mình.

Vậy để