Mở công ty và những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp tại Mỹ

Quy trình và thủ tục mở công ty tại Mỹ như thế nào?

Việc mở công ty tại mỹ hoặc thành lập văn phòng nước ngoài tại Mỹ có điểm giống nhau cơ bản về thủ tục pháp lý, đều được xem là sự xuất hiện của một công ty nước ngoài trên đất Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

1. Quy trình và thủ tục để mở công ty tại Mỹ

Cơ quan quản lý: 

Tại Mỹ, mỗi tiểu bang có các luật khác nhau điều chỉnh về việc mở công ty cũng như thành lập văn phòng đại diện, ví dụ: ở Utah là Sở Thương mại, ở Washington DC là Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp và Kinh tế và Ban Doanh nghiệp thuộc Bộ Bảo vệ người tiêu dùng, Bang Ohio là Văn phòng Bang, New york là Sở Ngoại giao.. sau đây tạm gọi chung là Sở Đăng ký doanh nghiệp (SĐK).

Giấy tờ:

Đầu tiên, để có thể được phép mở công ty tại Mỹ, trước hết người có nhu cầu phải có đầy đủ:

  • Giấy tờ mở công ty tại Việt Nam.
  • Điều lệ thành lập, danh sách cổ đông, sáng lập viên, giấy phép kinh doanh.
  • Các giấy tờ chức minh hoạt động kinh doanh tốt, không trái pháp luật, có hiệu quả do các ban ngành có uy tín cấp. (Mỗi bang có yêu cầu khác nhau về các giấy tờ này và việc công chứng giấy tờ).

Thứ hai là kê khai mẫu đơn xin mở công ty mà mỗi tiểu bang ở Mỹ đều có mẫu riêng của mình. Các công ty nước ngoài có thể thành lập các loại hình công ty như chi nhánh công ty nước ngoài, công ty con của công ty nước ngoài, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên danh, công ty liên danh TNHH v.v… tùy theo luật mỗi bang cho phép và tùy theo loại hình kinh doanh.

Tại một số tiểu bang của mỹ, việc mở một công ty mới, người thành lập có thể đăng ký giữ tên công ty của mình, trong các trường hợp công ty nhận thấy chưa tiếng hành hoạt động ngay được, tránh việc trùng tên.

Mở công ty tại Mỹ ở một bang mà muốn mở thêm công ty tại bang khác, thủ tục lại tuân theo như khi từ nước ngoài vào bang đó; tuy nhiên, thủ tục sẽ đơn giản hơn. Mở công ty Mỹ từ bang này muốn thành lập công ty/chi nhánh tại một bang khác cũng có những luật lệ riêng áp dụng cho họ.

Sau khi có giấy phép thành lập thì một số ngành nghề còn phải đăng ký với những cơ quan quản lý chuyên ngành, ví dụ như kinh doanh dược phẩm, y tế v.v…Có thể cơ quan quản lý chuyên ngành cấp một giấy phép đăng ký kinh doanh và hành nghề luôn. Tiếp theo là đăng ký với sở thuế, mở tài khoản ngân hàng.

Thời gian cấp phép kể từ khi nhận hồ sơ hoàn chỉnh khoảng 30 ngày.

2. Xin Visa diện kinh doanh để nhập cảnh Mỹ khá phức tạp

Visa diện kinh doanh có thể cấp cho một năm, nhiều lần tuy nhiên việc gia hạn Visa tiếp tại Mỹ chưa có tiền lệ hoặc thỏa thuận cụ thể. Visa thông thường được xếp loại B1. Trong trường hợp đã mở công ty tại mỹ hoặc chi nhánh văn phòng tại Mỹ thì sẽ được cấp visa L1 có thời hạn 3 năm. Tuy nhiên, việc xin visa L1 cho lãnh đạo công ty, nhân viên vào Mỹ làm việc thường khó khăn hơn.