3 yếu tố Phân biệt Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trong lĩnh vực doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực đầu tư nói riêng, có không ít những nhầm lẫn và thắc mắc đối với một số loại giấy tờ có liên quan. Điển hình là ba loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Để giúp Nhà đầu tư, các Doanh nghiệp và bạn đọc có cái nhìn hoàn chỉnh về vấn đề này, chúng tôi đưa ra nội dung chi tiết gồm 03 yếu tố cơ bản phân biệt giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư như sau:

Căn cứ pháp lý phân biệt

– Luật Doanh nghiệp 2014

– Luật Đầu tư 2014

Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư

Khái niệm mỗi loại

–  Khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Trong đó, đăng ký doanh nghiệp được hiểu là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.

Khái niệm Giấy phép kinh doanh

Là loại giấy phép được cấp cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện và cơ quan nhà nước xét thấy đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Ví dụ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Kinh doanh xăng dầu, kinh doanh rượu, kinh doanh bảo hiểm… Thông thường, doanh nghiệp thường phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp để có được Giấy chứng nhận doanh nghiệp rồi sau đó mới thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh.

Khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Các trường hợp cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:  Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên

Thủ tục ban hành

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

được thực hiện thông qua quá trình đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thường bao gồm bắt buộc phải có Giấy Đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra với mỗi loại hình doanh nghiệp lại yêu cầu các hồ sơ khác nhau. Ví dụ như đối với công ty hợp danh thì còn cần:  Điều lệ công ty, Danh sách thành viên, Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

– Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ xin cấp bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh

+ Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với từng nghành nghề chứng tỏ đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định. Trong một số ngành nghề còn yêu cầu bao gồm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…

+ Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện.

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Với các dự án đầu tư khác nhau thì thủ tục sẽ thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, thông thường thf nhà đầu tư phải nộp hồ sơ  bao gồm:

+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

+  Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

+ Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;….

Sau đó, nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư.

Điều kiện cấp phép đối với mỗi loại giấy phép

–  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật.

+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

– Giấy phép kinh doanh

Khi doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh. Đối với mỗi nhành nghề kinh doanh thì pháp luật quy định những điều kiện khác nhau. Vì dụ đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ Karaoke thì phải đáp ứng các điều kiện như: Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ; Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên;…

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Cơ quan có thẩm quyền căn cứ trên tính hợp pháp của dự án đầu tư và hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nội dung của các loại giấy

Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;

Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;

Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

Vốn điều lệ.

Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:

Tên doanh nghiệp;

Địa chỉ của doanh nghiệp;

Nội dung kinh doanh (bao gồm các hoạt động được phép thực hiện)…

– Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

Mã số dự án đầu tư;

Tên, địa chỉ của nhà đầu tư;

Tên dự án đầu tư;

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

Diện tích đất sử dụng;

Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;

Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;

Thời hạn hoạt động của dự án;

Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có);

Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn;

Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có);

Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

 

Trên đây là những Nội dung cơ bản về 03 yếu tố phân biệt giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư mà chúng tôi phân tích và đưa ra.