Thành lập công ty có vốn nước ngoài trong lĩnh vực nhập khẩu thương mại

THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI

Có thể bạn quan tâm

Cú Hích (Nudge) vào tháng 11 năm 2007 bằng việc ký vào Cam kết WTO của Việt Nam đã tạo tiền đề cho các nhà đầu tư nước ngoài đổ bộ vào “thị trường Việt Nam”. Đặc biệt tình hình gia tăng lớn trong lĩnh vực Thành lập công ty có vốn nước ngoài chuyên về nhập khẩu và thương mại tại Việt Nam.

Tại sao lại là cú Hích? Tìm hiểu về quy định của WTO đối với lĩnh vực này

Căn cứ điều 3 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ quy định:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối, các hoạt động khác được quy định tại Chương IV, Chương V, Chương VI của Luật Thương mại.
  2. Xuất khẩu, nhập khẩu là các hoạt động được quy định tại Điều 28 của Luật Thương mại.
  3. Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
  4. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
  5. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hoá và nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  6. Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối…”.
Căn cứ Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 22/04/2013 của Bộ Công Thương quy định:

“Điều 2. Phạm vi thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan”.

Theo các quy định trên, công ty chỉ được thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng phạm vi quy định của Giấy phép đầu tư.

Đối với sản phẩm hàng hoá do công ty sản xuất có nguồn gốc từ nguyên liệu nhập khẩu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc được sản xuất 01 phần hay hoàn toàn từ nguồn nguyên liệu mua trong nước thì được phép xuất khẩu hoặc được bán cho các doanh nghiệp nội địa mà không cần phải có Giấy phép thực hiện quyền xuất khẩu.

Trường hợp công ty thực hiện các hoạt động phân phối quy định tại khoản 5 điều 3 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP thì cần có Giấy phép cấp về thực hiện các quyền kinh doanh.

Có yêu cầu gì đặc biệt cho công ty nước ngoài thành laạp và hoạt động trong lĩnh vực này không?

Trước tiên cần hiểu xem ” CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI LÀ GÌ ?

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được định nghĩa theo Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu tư là công ty do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại…

Lý do nhà đầu tư nước ngoài thích chọn đầu tư vào lĩnh vực nhập khẩu và thương mại

Dựa vào các yếu tố về văn hóa, lịch sử, địa lý và xã hội có thể kể đến các điểm sau

⦁ Việt Nam là nước đang phát triển với dân số gần 100 triệu (năm 2018)

⦁ Vị trí địa lý vô cùng đặc biệt trong Asia.

⦁ Luật Đầu tư nước ngoài thông thoáng nhất so với Luật đầu tư của một số nước trong khu vực châu Á.

⦁ Thủ tục đầu tư nước ngoài do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp, chưa yêu cầu phân cấp quản lý cho tỉnh.

⦁ Khi đó, dự án các địa phương tất cả tập trung về Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư. Tại Uỷ ban có Trung tâm thẩm định dự án, nhân sự của Trung tâm không chỉ có các chuyên gia của Uỷ ban mà còn có các chuyên gia của các bộ ngành có lĩnh vực đầu tư chuyên môn. Do đó, các nhà đầu tư hầu như không phải đi lại nhiều, thủ tục hành chính được tinh gọn.

⦁ Chính sách ưu đãi của Việt Nam khá cao. Tại thời điểm đó, phần lớn các dự án lớn đều chỉ chịu 10% thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 5 năm đầu tiên không phải nộp, 5 năm tiếp theo chỉ nộp 5%.

⦁ Chính sách ưu đãi này rất tốt cho đầu tư nước ngoài, trong đó Nhật Bản và Đài Loan đã đầu tư vào Việt Nam sớm nhất tận dụng được lợi thế này.

⦁ Tiếp đà tăng trưởng, các ưu đãi đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam đang ngày càng được các cơ quan quản lý Nhà nước, Chính phủ quan tâm.

⦁ Theo quy định hiện nay, mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư đang được áp dụng tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao là 10% trong thời hạn 15 năm; miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

Loại hình đầu tư nào là phù hợp?

Công ty công ty vốn nước ngoài gồm những loại hình hoạt động nào ?

Công ty TNHH 100 vốn đầu tư nước ngoài

Chương III, Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
  2. a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
  3. b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
  4. c) Theo quy định của chính phủ ” quy định thành lập công ty 100 vốn nước ngoài ” thì việc chuyển nhượng cho thành viên khác tại điều 52 Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2015.
  5. Riêng về công ty sau khi đăng ký và được cấp giấy hoạt động mới có quyền kinh doanh
  6. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
Mục I2, Chương III, Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty cổ phần 100% vốn đầu tư nước ngoài

Chương V, Điều 110. Công ty cổ phần (Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2015)
  1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
  2. a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  3. b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
  4. c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh Nghiệp 2015  này.
  5. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  6. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Các giấy phép phải xin đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

– Giấy chứng nhận đầu tư (IRC)

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tách giấy) (ERC)

– Giấy phép kinh doanh (Business License)

Riêng đối với Giấy phép kinh doanh ANS Law xin hướng dẫn các hồ sơ cơ bản gồm có:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Business License)

Việc bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa là việc điều chỉnh mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp

Hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTM,bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện theo mẫu MĐ-1 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2007/TT-BTM;

b) Bản giải trình việc đáp ứng các đều kiện kinh doanh. Nội dung của Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh thực hiện theo Phụ lục kèm theo công văn này;

c) Bản đăng ký nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa: nêu rõ hình thức hoạt động là bán buôn, bán lẻ, lập cơ sở bán lẻ các nhóm hàng hóa; quảng cáo thương mại; giám định thương mại…

Trường hợp dự án không gắn với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (không gắn với xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất) nay đề nghị bổ sung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, ngoài hồ sơ nêu tại mục 1, 2 ở trên, cần bổ sung hồ sơ về pháp nhân hoặc các giấy tờ có liên quan để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện mục tiêu hoạt động.

Thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận như sau:

– Giấy chứng nhận đầu tư do Phòng Đầu tư- Sở kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh/TP trực thuộc TW thẩm định và cấp

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng doanh nghiệp trong nước – Sở kế hoạch đầu tư thẩm định và cấp

– Giấy phép kinh doanh do Sở Công Thương Cấp

HỒ SƠ YÊU CẦU THÀNH LẬP CÔNG TY NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI GỒM NHỮNG GÌ ?

ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NHÀ ĐẦU TƯ VÀ TỔ CHỨC 

  1. Giấy phép kinh doanh công ty mẹ (hợp thức hóa lãnh sự)
  2. Điều lệ công ty mẹ (hợp thức hóa lãnh sự)
  3. Báo cáo kiểm toán có lợi nhuận hoặc chứng minh số dư tài khoản ngân hàng (BẰNG HOẶC NHIỀU HƠN) số tiền đầu tư vào Công ty tại Việt Nam.
  4. Quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp luật tại Việt Nam
  5. Hợp đồng thuê/ mượn trụ sở tại Việt Nam.

ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP NHÀ ĐẦU TƯ LÀ CÁ NHÂN

  1. Hộ chiếu nhà đầu tư sao y bản chính
  2. Chứng minh số dư tài khoản ngân hàng (BẰNG HOẶC NHIỀU HƠN) số tiền đầu tư vào Việt Nam.
  3. Hợp đồng thuê/mượn trụ sở tại Việt Nam.

Thời gian cấp phép

Thời gian cấp phép chia làm hai loại

  1. Chỉ làm xuất nhập khẩu (không có yêu cầu đặc biệt) thời gian cấp phép 30 ngày làm việc.
  2. Làm cả xuất nhập khẩu và thương mại (phân phối bán buôn, bán lẻ) thời gian dài hơn 60 ngày làm việc.

Các loại giấy phép được cấp cho công ty nhập khẩu thương mại

  1. Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
  2. Chứng nhận đầu tư (IRC)
  3. Giấy phép Kinh doanh (Loại đặc biệt này do Sở Công Thương cấp)

Vốn cần cố để đáp ứng cấp phép

Nếu chỉ đăng ký ngành nghề Xuất nhập khẩu thì chỉ cần 50.000 USD là ổn

Nếu cần đăng ký thêm ngành nghề Phân phối (Thương mại) nên từ 100.000 USD trở lên.

NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

  1. Tên công ty

– Dịch vụ tư vấn thành lập công ty của ANS Law sẽ hướng dẫn quý khách đặt tên công ty (theo chúng tôi tên công ty càng ngắn gọn càng tốt, đặc biệt không nên thêm ngành nghề và trước tên công ty).

– Việc đặt tên công ty gắn liền với sự phát triển của thương hiệu sau này, vì vậy cần tra cứu nhãn hiệu trước khi chọn đặt tên.

– Tên công ty nên hướng tên công ty cũng cần thể hiện được tính phong thủy và đặc biệt phải có ý nghĩa.

  1. Vốn điều lệ hoặc pháp định công ty

– Đối với những công ty có yêu cầu về vốn pháp định thì không cần bàn cãi, tuy nhiên đối với các công ty không yêu cầu vốn pháp định thì phải dựa vào các tiêu chí sau:

  1. Vốn phải thể hiện tinh thần thật của công ty (tức các thành viên phải nghiêm túc góp vốn, nếu thành viên nào chưa góp đủ phải ghi giấy nợ công ty)
  2. Chúng tôi sẽ  hướng dẫn cho người chịu trách nhiệm trước pháp luật nên am hiểu vốn phải thể hiện sự chuyên nghiệp: Tức là vốn tối thiểu phải đạt được ít nhất bằng đơn hàng lớn công ty dự định ký)

iii. Vốn phải được góp theo đúng trình tự của Luật Doanh Nghiệp (Công ty TNHH 3 năm, công ty cổ phần 90 ngày) kể từ ngày thành lập.

  1. Loại hình đăng ký thành lập công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn (llc) hoặc công ty cổ phần (jsc)?
  Công ty TNHH (LLC) Công ty cổ phần (JSC)
Khung thời gian thành lập Khoảng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư Khoảng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phù hợp với Doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và lớn
Số người sáng lập 1 đến 50 người sáng lập Ít nhất 3 người sáng lập
Cơ cấu doanh nghiệp ·         Hội đồng thành viên (Đại hội)

·         Chủ tịch Hội đồng thành viên *

·         Giám đốc

·         Ban kiểm soát **

·         Đại hội

·         Ban quản lý

·         Chủ tịch HĐQT

·         Giám đốc

·         Ban kiểm soát

Trách nhiệm Trách nhiệm của người sáng lập được giới hạn trong số vốn góp vào Công ty Trách nhiệm của người sáng lập được giới hạn trong số vốn góp vào Công ty
Phát hành cổ phiếu và niêm yết cổ phiếu Một công ty TNHH Việt Nam không thể phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán địa phương Một công ty cổ phần của Việt Nam có thể phát hành cổ phiếu phổ thông và cổ phần ưu đãi, cổ phiếu có thể được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
  1. Năng lực người quản lý CÔNG TY

Năng lực quản lý tức đội ngũ điều hành thông thường gồm có CEO, CFO, HR nắm vị trí then chốt, trường hợp các nhà sáng lập không giỏi quản lý tốt nhất nên thuê, đặc biệt vị trí CEO, CFO.

Hy vọng với những gì tâm huyết nhất cho dịch vụ  Tư vấn thành lập công ty tại Luật Hồng Đức sẽ giúp quý khách hàng đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp phát triển công ty.

  1. Thuế phải nộp sau khi công ty được THÀNH LẬP

+ Thuế môn bài:

Mỗi năm nộp 1 lần tuỳ theo mức vốn điều lệ, đối với năm đầu tiên còn tuỳ thuộc vào thời điểm thành lập, nếu  sau thời điểm 30/06 chỉ phải nộp 1/2 mức thuế theo biểu thuế của năm.

Mức thuế môn bài quy đinh theo khung như sau:

– Bậc 1: 3 triệu (Vốn đăng ký là trên 10 tỉ)

– Bậc 2: 2 triệu (Vốn đăng ký  dưới 10 tỉ)

– Bậc 3: 1 triệu (dành cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp kinh tế khác)

+ Thuế giá trị gia tăng: 

Kê khai báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng của tháng trước trước ngày 20 của tháng tiếp theo.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: 

Kê khai và nộp theo từng quý, cuối năm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm.

–  Mức thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm là 22% lợi nhuận riêng các công ty mới thành lập mức này có thể được ưu đãi chỉ 20%.

– Ngoài ra tuỳ thuộc vào quá trình hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể phát sinh những loại thuế thác nhau.

+ Thuế thu nhập cá nhân:

Chủ doanh nghiệp và nhân viên phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của luật Thuế thu nhập cá nhân.

+ Thuế xuất nhập khẩu:
Nếu doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu.

– Thuế xuất nhập khẩu được tính tùy thuộc vào các mặt hàng xuất nhập khẩu.

+  Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Nếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến những hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Thuế tiêu thụ đặc biết được đánh vào những mặt hàng hoặc dịch vụ đặc biệt như thuốc lá, rượu, ô tô.

+ Thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên công ty > Nên xem thêm

  1. Bảo hiểm xã hội phải đóng

Mức đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp năm 2019

Trong năm 2019, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) được thực hiện như sau:

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT HT
14% 1% 3% 1% 3% 8% 1% 1.5%
Tổng cộng: 22% Tổng cộng: 10.5%

Chú thích:

– HT: Đóng vào quỹ Hưu trí, tử tuất

– LĐ: Đóng vào quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

LƯU Ý GÌ SAU KHI ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY

Phải thuê ngay 01 kế toán, có thể là kế toán làm việc part times hoặc full times để tiến hành kê khai thuế và mua hóa đơn trong vòng 10 ngày, trường hợp ngày nhận giấy phép rơi vào những ngày cuối tháng 3, 6, 9, 12 phải tiền hành trước tháng tiếp theo đảm bảo không bị phạt thuế.

  1. Mở ngay 01 tài khoản ngân hàng.
  2. Mua token kê khai thuế.
  3. Ceo của doanh nghiệp phối với hợp kế toán để làm thủ tục kê khai thuế ban đầu và đóng thuế môn bài theo hướng dẫn.

Hồ sơ chuẩn bị

–          Bản sao giấy đăng ký kinh doanh sao y

–          Xác nhận đã mở tài khoản ngân hàng

–          Thông tin của kế toán và giám đốc (ceo)

  1. Treo biển hiệu đúng quy định.
Lưu ý:

Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã nộp. Không được tự ý cạo, sửa, viết thêm, … làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

CÁC DỊCH VỤ NÊN SỬ DỤNG SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI

  • Tư vấn khai báo thuế TNDN, TNCN và báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, năm
  • Tư vấn thuê nhân sự tại Việt Nam
  • Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế
  • Tư vấn pháp luật lao động, thuế, hợp đồng tại Việt Nam
  • Cho thuê văn phòng ảo đặt trụ sở cho Các Công ty vốn nước Ngoài. (>>>nên xem)

Quý khách có nhu cầu thành lập công ty vốn nước ngoài vui lòng liên hệ với chúng tôi