Bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Khi Công ty có vốn đầu tư nước ngoài muốn thay đổi, bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các nhà đầu tư cần tìm hiểu về pháp luật tại thời điểm thay đổi do sự thay đổi của pháp luật và cập nhật những hướng dẫn mới là liên tục và thường xuyên từ cơ quan ban hành pháp luật Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết dưới đây chúng tôi xin đưa ra những phân tích về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để các nhà đầu tư nắ rõ hơn về ản chất và những điều cần lưu ý,

# Cốt lõi của việc bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

– Nghiên cứu pháp luật;

– Chọn ngành nghề bổ sung/thay đổi

– Tiến hành thủ tục

# Các điểm cần lưu ý

Hồ sơ chuẩn bị gồm có:

Đơn xin điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư do Tổng giám đốc ký (theo mẫu);

Nghị quyết của Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh hoặc thoả thuận của các bên hợp doanh hoặc đề nghị của chủ đầu tư nước ngoài (đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) về vấn đề xin điều chỉnh, bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư;

Báo cáo tình hình triển khai, thực hiện dự án kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đến thời điểm xin điều chỉnh.

Ngoài ra:

Ngoài các tài liệu nêu trên, tuỳ nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh cần bổ sung các văn bản sau:

Trường hợp chuyển đổi hình thức đầu tư, chuyển nhượng vốn, bổ sung các tài liệu quy định tại Luật đầu tư mới 2014 có hiệu lực ngày 1/7/2015.

Trường hợp thay đổi, bổ sung mục tiêu hoạt động, bổ sung các tài liệu:

Bản giải trình việc điều chỉnh mục tiêu hoạt động, trong đó nêu rõ các giải pháp để thực hiện mục tiêu mới như thị trường, vốn, công nghệ…

Ý kiến của Bộ quản lý ngành đối với các dự án sản xuất các sản phẩm cần khống chế sản lượng mà trong Giấy chứng nhận đầu tư đã quy định công suất thiết kế của từng loại sản phẩm.

Trường hợp mở chi nhánh sản xuất, bổ sung các tài liệu

Bản giải trình việc mở chi nhánh làm cơ sở sản xuất (nội dung, quy mô, hoạt động của chi nhánh, vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm…);

Ý kiến của UBND cấp tỉnh về địa điểm, mức tiền thuê đất (nếu có) đối với địa điểm dự định đặt cơ sở sản xuất;

Ý kiến của Bộ quản lý ngành đối với các dự án sản xuất các sản phẩm cần khống chế sản lượng mà trong Giấy chứng nhận đầu tư đã quy định công suất thiết kế của từng loại sản phẩm

Trường hợp chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, bổ sung các tài liệu quy định tại Luật doanh nghiệp.

Trường hợp cơ cấu lại vốn đầu tư, cần có các văn bản, tài liệu sau giải trình lý do:

– Giải trình kinh tế kỹ thuật bổ sung;

– Các điều kiện tài chính đảm bảo cho việc điều chỉnh vốn đầu tư;

– Danh mục máy móc thiết bị bổ sung (nếu có).

Các trường hợp khác:

Các trường hợp khác có sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong Hợp đồng liên doanh, Điều lệ liên doanh, Điều lệ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì cần bổ sung Hợp đồng, và Điều lệ bổ sung hoặc phụ lục Hợp đồng, Điều lệ.