Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có những lưu ý đặc biệt quan trọng mà mỗi tổ chức cá nhân khi tiến hành hoạt động xác lập, sử dụng và bảo vệ quyền của mình nên biết và cần phải biết. Mỗi lưu ý như là một cẩm nang để chủ đơn/chủ sở hữu có thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình.

Có thể bạn quan tâm

1.Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa; dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.  Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái; từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ; sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

2. Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

a) Lưu ý khi tiến hành đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu

  • Trong những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì lưu ý đầu tiên là nhãn hiệu không bắt buộc phải có logo đi kèm. Một nhãn hiệu khi đăng ký có thể chỉ là hình, là chữ hay sự kết hợp giữa yếu tố hình và chữ. Như vậy một nhãn hiệu khi lựa chọn tiến hành đăng ký là yếu tố tạo ra khả năng phân biệt mà nhìn thấy được thì đều có khả năng được bảo hộ độc quyền.
  • Tiến hành tra cứu (kiểm tra) khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi tiến hành xác lập quyền (nộp đơn đăng ký nhãn hiệu). Đây là hoạt động nên và cần thực hiện để có thể lường trước được khả năng đăng ký giúp người nộp đơn không bị lãng phí thời gian, tiền bạc và đặc biệt có khả năng đầu tư xây dựng một nhãn hiệu đang xâm phạm quyền của người khác.
  • Tiến hành phân loại hàng hóa sản phẩm dịch vụ theo bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Ni-xơ. Đây là việc quan trọng để Cục Sở hữu trí tuệ xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Đơn có khả năng sẽ bị từ chối trong giai đoạn này khi việc phân nhóm không được chính xác.
  • Chủ đơn là tổ chức cá nhân nước ngoài thì phải nộp đơn qua đại diện Sở hữu công nghiệp được cấp phép.

b) Lưu ý sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

  • Nhãn hiệu được cấp sẽ bị hủy nếu không sử dụng 5 năm liên tục.
  • Giấy chứng nhận có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần được 10 năm, không giới hạn số lần gia hạn. (Đây là một điểm đặc biệt quan trọng mà chủ sở hữu thường đánh mất quyền lợi của mình).
  • Giấy chứng nhận sẽ được gia hạn trước và sau 6 tháng tính từ thời điểm hết hạn. Tuy nhiên, sau 6 tháng đó thì chủ sở hữu sẽ mất phí gia hạn muộn.