Đăng ký nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Có thể bạn quan tâm

Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể:

+ Giấy ủy quyền (theo mẫu gửi lại khi nhận được yêu cầu).

+ Mẫu nhãn hiệu tập thể có kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm.

+ Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

+ Chấp thuận của Tỉnh về việc sử dụng tên địa danh trong trường hợp nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh.

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

+ Chứng từ nộp lệ phí đăng ký.

+ Điều lệ, quy chế sử dụng nhãn hiệu – soạn theo hướng dẫn của chúng tôi gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
. Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
. Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
. Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
. Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

+ Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).

+ Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Thời gian đăng ký nhãn hiệu tập thể:

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ, như sau:

Thời hạn thẩm định hình thức:

01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ

Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu:

02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

Thời hạn thẩm định nội dung:

09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Thời hạn cấp văn bằng:

02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu:

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên).

Dịch vụ tư vấn, đăng ký nhãn hiệu tập thể:

+ Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
+ Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
+ Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
+ Tư vấn hưởng quyền ưu tiên, ngày ưu tiên cho khách hàng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
+ Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
+ Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng;
+ Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
+ Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại CSHTT;
+ Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với CSHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
+ Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký.