Bảo Hộ Thương Hiệu

Bảo Hộ Thương Hiệu

 

Việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu, độc quyền logo là không bắt buộc. Tuy nhiên, đối với các cá nhân/tổ chức đang kinh doanh, xây dựng, tạo uy tín thương hiệu trên thị trường thì thương hiệu được tạo dựng nên trên được xem là một đứa con tinh thần, tài sản của họ. Vì vậy việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều hết sức cần thiết.

Vậy Bảo hộ thương hiệu là gì? Bảo hộ thương hiệu có quan trọng và cần thiết không? Làm thế nào để bảo hộ thương hiệu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

Thương hiệu là gì?

Theo quan điểm đơn giản nhất, thương hiệu là tất cả các dấu hiệu có thể tạo ra một hình ảnh riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ hay cho chính doanh nghiệp. Một thương hiệu có thể bao gồm cả nhãn hiệu, cũng có thể cả tên gọi hàng hóa, đôi khi chứa cả yếu tố kiểu dáng công nghiệp, hay bản quyền tác giả.
Theo tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, thương hiệu là một dấu hiệu, có thể hữu hình hay vô hình, đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Như vậy, tóm lại, thương hiệu có thể là bất cứ cái gì được gắn liền trên sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận biết rõ ràng với các sản phẩm hay doanh nghiệp cùng loại.

 

Bảo hộ thương hiệu là gì?

Bảo hộ thương hiệu là một hình thức mới của sản phẩm được tập hợp từ những cảm nhận, các dấu hiệu nhận biết, các mối quan hệ, những trải nghiệm của khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ hay một doanh nghiệp với các khía cạnh: giá trị, mô tả nhận diện, cá tính.

 

Tại sao phải bảo hộ thương hiệu?

Các mục sở hữu trí tuệ hỗ trợ nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu trong lòng khách hàng.
Nếu bạn bảo hộ thương hiệu bạn sẽ:
– Được pháp luật bảo vệ: Khi bạn đăng ký thương hiệu, các đối thủ của bạn không thể sử dụng nhãn hiệu của bạn để gây nhầm lẫn thương hiệu hoặc muốn thu lợi nhuận từ nhãn hiệu của bạn. Bạn có quyền khởi kiện những hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu của bạn.
– Quảng bá thương hiệu: Bạn có thể quảng bá thương hiệu của bạn rộng rãi và khách hàng có thể nhận ra ngay sản phẩm của bạn mà không cần nhắc đến tên công ty mà không cần lo lắng thương hiệu của mình liệu có bị trùng và bị kiện không.
– Tránh khả năng nhầm lẫn thương hiệu: Luật sở hữu trí tuệ đã ngăn chặn hành động gây nhầm lẫn thương hiệu bằng cách từ chối đăng ký cho một khả năng gây nhầm lẫn. Nếu công ty đó vẫn cố tình kinh doanh thương hiệu(nhãn hiệu) gần giống với mình, bạn có thể khởi kiện.

 

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– Tờ khai;
– Tài liệu, mẫu vật, thông tin đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Danh mục hàng hóa, dịch vụ;
– Những giấy tờ liên quan khác.

Mong bài viết trên đây cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn muốn tìm hiểu về bảo hộ thương hiệu!