Quyền của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2020

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội trong và ngoài nước và làn sóng hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế của Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta, số lượng các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Như vậy, một doanh nghiệp có những quyền nào theo quy định của pháp luật?

1. Doanh nghiệp là gì?

Cơ sở pháp lý

Doanh nghiệp là tổ chức có có tài sản riêng, tên riêng, có trụ sở giao dịch, được thành lập, đăng ký nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Các quyền của doanh nghiệp

a) Được kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm một cách tự do

Kinh doanh có thể được hiểu là việc thực hiện các hoạt động mua, bán hàng hóa, dịch vụ qua lại giữa các đối tượng. Pháp luật Việt  Nam hiện hành cho phép doanh nghiệp tự do kinh doanh những ngành, nghề, trừ những ngành, nghề kinh doanh bị cấm. 

Kế thừa tinh thần của Hiến pháp 1992 cũng như các Hiến pháp trước, quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm  được tái khẳng định tại điều 33 Hiến pháp 2013. Đồng thời, tại Luật Doanh nghiệp 2020 cũng ghi nhận quyền này của doanh nghiệp.

b) Được kinh doanh một cách tự chủ

Khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp hiện hành quy đinh Doanh nghiệp có quyền kinh doanh một cách tự do, được tự lựa chọn hình thức mà mình kinh doanh,  chọn địa bàn và điều chỉnh quy mô, kinh doanh một cách chủ động, 

c) Được lựa chọn hình thức, phương thức, sử dụng, huy động và phân bổ vốn

Một doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh có thể lựa chọn các phương thức phân bổ, huy động vốn sau đây một cách tự do:

  • Góp vốn từ thời điểm thành lập;
  • Vay vốn từ ngân hàng;
  • Huy động vốn thông quá phát hành cổ phiếu;
  • Dùng lợi nhuận sau một thời gian kinh doanh để tái đầu tư;

Tương tự như các hình thức huy động, phân bổ vốn trên, doanh nghiệp cũng có quyền lựa chọn các hình thức hợp pháp khác để huy động, phân bổ vốn kinh doanh.

d) Được tìm kiếm khách hàng, thị trường,  ký hợp đồng một cách tự do

Tương tự với việc tự do lựa chọn hình thức kinh doanh và huy động vốn, một doanh nghiệp cũng được quyền tìm kiếm khách hàng và thị trường của mình bằng các phương thức phù hợp với tiềm năng, quy mô kinh doanh và hợp pháp.

e) Được xuất khẩu, nhập khẩu

Xuất khẩu và nhập khẩu là hoạt động đưa hàng hóa, dịch vụ ra ngoài biên giới. Quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế quốc gia.

f) Được thuê, sử dụng, tuyển dụng nhân lực

Tùy thuộc vào quy mô sản xuất, kinh doanh, nhu cầu và định hướng phát triển của từng doanh nghiệp, các doanh nghiệp được Nhà nước và pháp luật cho phép tự do thuê, tuyển dụng và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật, cụ thể là Luật lao động.

g) Chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh

Cũng tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được nhà nước cho phép áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật một cách phù hợp. Các tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,… cũng được nhà nước bảo vệ.

h) Doanh nghiệp được chiếm hữu, định đoạt, sử dụng, tài sản của mình

Giống như việc mỗi cá nhân được quyền tự do định đoạt, sử dụng tài sản cá nhân của mình một cách hợp pháp, các tài sản của doanh nghiệp cũng có thể được chiếm hữu, định đoạt, sử dụng một cách hợp pháp.

i) Được từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân không theo quy định của pháp luật

Khi nhận được những yêu cầu không đúng quy định pháp luật liên quan đến việc cung ứng nhân lực, doanh nghiệp được quyền phản đối những yêu cầu này.

K) Được khiếu nại, tham gia tố tụng

Đây là quyền cho phép doanh nghiệp lên tiếng bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp khi những quyền của họ bị xâm phạm.

L) Quyền khác theo quy định của pháp luật

Ngoài 11 quyền cụ thể nêu trên, Luật Doanh nghiệp 2020 còn quy định doanh nghiệp có những quyền khác, tuy nhiên, những quyền khác của doanh nghiệp là những quyền được pháp luật quy định.

Trên đây là những tổng hợp về những quyền theo quy định pháp luật của một doanh nghiệp. Đáng chú ý, quyền được bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ là một quyền được Nhà nước quy định. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm đến việc đăng ký bảo hộ các tài sản trí tuệ của mình.