Những hợp đồng nhà đất cần chứng thực, công chứng

Pháp luật hiện nay quy định các hợp đồng về đến nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng. Sau khi được công chứng, chứng thực thì những hợp đồng này mới có hiệu lực. Cho nên nếu bỏ qua bước này thì các chủ thể của hợp đồng có thể chịu thiệt thòi về quyền lợi liên quan đến hợp đồng. Trong khuôn khổ bài viết này, A&S Law xin giới thiệu về những hợp đồng bắt buộc phải công chứng và chứng thực liên quan đến nhà đất.

1. Định nghĩa công chứng, chứng thực

Công chứng được hiểu là hành động tổ chức/cá nhân chứng nhận tính hợp pháp của hợp đồng; hay tính chính xác, không trái đạo đức của các loại giấy tờ .

Văn bản chứng thực là văn bản, giấy tờ, giao dịch, hợp đồng đã được chứng thực theo đúng quy định.

2. Những hợp đồng về nhà đất phải công chứng

a) Hợp đồng về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Những hợp đồng liệt kê dưới đây phải công chứng hoặc chứng thực:

  • Hợp đồng với mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Ngoại trừ hợp đồng chuyển nhượng trong đó một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản.
  • Hợp đồng với mục đích tặng cho quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Hợp đồng với mục đích thế chấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Hợp đồng với mục đích góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

b) Hợp đồng về nhà ở

Những hợp đồng về nhà ở liệt kê dưới đây phải công chứng hoặc chứng thực:

  • Hợp đồng với mục đích mua bán nhà ở.
  • Hợp đồng với mục đích tặng cho nhà ở.
  • Hợp đồng với mục đích đổi nhà ở.
  • Hợp đồng với mục đích góp vốn bằng nhà ở.
  • Hợp đồng với mục đích thế chấp nhà ở.
  • Chuyển nhượng các hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.

Lưu ý: Nếu tổ chức tặng cho nhà tình thương, nhà tình nghĩa; cho thuê, mua bán mua nhà ở do sở hữu Nhà nước; cho thuê, mua bán nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội; góp vốn bằng nhà ở trong đó một bên là tổ chức; cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng.

Như vậy, những hợp đồng về quyền sử dụng đất, nhà ở trên đây phải công chứng hoặc chứng thực, nếu không hợp đồng sẽ bị vô hiệu.

3. Nơi thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng về nhà đất

a) Nơi công chứng hợp đồng nhà đất

Theo quy định về phạm vi công chứng về bất động sản thì tổ chức hành nghề công chứng đó chỉ công chứng trong phạm vi thành phố nơi tổ chức đặt chủ sở. Ngoại lệ là công chứng văn bản, di chúc từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến thực hiện các quyền với bất động sản.

Tóm lại, người yêu cầu công chứng khi công chứng hợp đồng về nhà đất phải mang hồ sơ tới các phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà đất đó. 

b) Nơi chứng thực hợp đồng nhà đất

Khi chứng thực giao dịch, hợp đồng liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất và nhà ở thì mang hồ sơ tới UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà đất để chứng thực. 

Trên đây là nội dung tư vấn của A&S Law về danh sách 10 hợp đồng về nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc xin hãy liên hệ tới chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.