Những điều cần lưu ý về di sản thừa kế

Di sản thừa kế đôi khi cũng là một trong những yếu tố gây tranh chấp nhiều trong lĩnh vực dân sự. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà một trong số đó là việc xác định sai tài sản thừa kế, người để lại di sản không nắm bắt rõ đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung cần được sự đồng ý của cả vợ cả chồng,… Vô vàn các tính huống có thể phát sinh và dưới đây là những lưu ý quan trọng nhất về di sản thừa kế.

Có thể bạn quan tâm

Khái niệm

Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di sản bao gồm:

  • Tài sản riêng của người chết;
  • Phần tài sản của người chết trong số tài sản chung với người khác

Di sản thừa kế có thể là:

  • Hiện vật;
  • Giấy tờ có giá trị;
  • Quyền tài sản của người để lại di sản.

Phần tài sản riêng của người chết gồm: Tài sản người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp như là: tiền lương, tiền thưởng, tiền tiết kiệm, vàng, bạc, tài sản có được do tặng cho riêng, tư liệu sản xuất, vốn dùng để kinh doanh, tư trang, đồ dùng cá nhân, nhà ở.

Phần tài sản của người chết trong phần tài sản chung với người khác: tài sản trong khối tài sản chung của vợ hoặc chồng hoặc tài sản chung với người khác bằng hình thức góp vốn vào để kinh doanh; tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung, mua chung với người khác

Cách xác định di sản thừa kế

Phần tài sản riêng của người để lại di sản cần được xác định trên cơ sở giấy tờ hợp pháp, tài liệu, căn cứ chứng minh người để lại di sản có quyền sở hữu đối với tài sản đó. 

Phần tài sản nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng thì khi một trong hai người chết đi thì một nửa trong khối tài sản chung đó sẽ lài di sản thừa kế của người chết. 

Phần tài sản chung với người khác bằng hình thức góp vốn, được tặng cho chung, thừa kế chung, mua chung với người khác thì di sản của người chết là những tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết đó trong khối tài sản chung (dựa vào những thỏa thuận có từ trước đó hoặc các giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền xác nhận, ban nhành).

Quyền tài sản thì cần có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu/quyền sử dụng của người để lại di sản. Đó là một trong các loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất ở
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở
  • Giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà ở
  • Giấy tờ hợp thức hóa do UBND quận, huyện cấp
  • Giấy phép xây dựng (nếu có)

Hồ sơ để lại thừa kế

Người đề lại tài sản thừa kế cần có đầy đủ những giấy tờ sau:

– Giấy chứng tử của người để lại di sản; giấy báo tử; bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).

– Giấy đăng ký kết hôn; giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm bản sao)

– Di chúc (nếu có)

Việc nắm bắt những quy định trên đây sẽ rất hữu ích cho người để lại di sản để tránh trường hợp tranh chấp phát sinh không đáng có khi di chúc có hiệu lực.