Nhãn hiệu tập thể và lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tập thể

 

Có thể bạn quan tâm

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần lưu ý những nội dung gì? Tham khảo ngay bài viết dưới này.

 Nhãn hiệu tập thể là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Thường là của một hiệp hội hoặc một tập thể mà các thành viên của nó có thể sử dụng nhãn hiệu này để quảng bá hình ảnh sản phẩn của mình. Ví dụ: rượu Tuy Lộc, Vải thiều Thanh Hóa…

Đặc trưng là nhiều chủ thể đều có quyền sử dụng nó nhưng khi một tập thể sử dụng nhãn hiệu nhân danh tập thể thì nhãn hiệu này sẽ chỉ là nhãn hiệu bình thường vì nhãn hiệu chỉ do một chủ thể sử dụng.

Tham khảo thêm: https://lawfirmvietnam.com/nhan-hieu-hang-hoa-dich-vu/

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể

+ Giấy ủy quyền (theo mẫu gửi lại khi nhận được yêu cầu);
+ Mẫu nhãn hiệu tập thể có kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
+ Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Chấp thuận của Tỉnh về việc sử dụng tên địa danh trong trường hợp nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh;
+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
+ Chứng từ nộp lệ phí đăng ký
+ Điều lệ, quy chế sử dụng nhãn hiệu – soạn theo hướng dẫn của chúng tôi gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
. Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
. Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
. Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
. Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

+ Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
+ Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Quyền nộp đơn bảo hộ 

Khoản 3, điều 87, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu

– Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức của các tổ chức cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó. 

Tham khảo thêm: https://diendanphapluat.vn/nhan-hieu-tap-the-va-luu-y-khi-dang-ky-nhan-hieu-tap-the/

Trên đây là các thông tin về Nhãn hiệu tập thể mà công ty LNP cung cấp. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ