Đăng ký mã số mã vạch tại Việt Nam

Quy định về mã số mã vạch

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch được quy định tại các văn bản pháp luật dưới đây:

– Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 (“QĐ số 15/2006/QĐ-BKHCN”)

– Thông tư 16/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch” ban hành kèm theo  Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN

– Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc “Qui định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch”

Làm cách nào để có Mã số mã vạch

Muốn có mã số mã vạch (“MSMV”), các tổ chức/doanh nghiệp muốn sử dụng MSMV phải đăng ký sử dụng MSMV tại các cơ quan được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Tổng cục TCĐLCL sẽ tiến hành cấp mã số cho doanh nghiệp, tổ chức để in lên sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn. Doanh nghiệp phải nộp phí đăng ký mã vạch hàng năm trước ngày 30/6 để duy trì sử dụng mã số mã vạch theo Thông tư số 232/2016/TT-BTC.

Quy trình đăng ký Mã số mã vạch

  1. Đăng ký sử dụng MSMV;
  2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV;
  3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV;
  4. Hướng dẫn sử dụng MSMV.

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

– Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (theo mẫu)

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

– Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (theo mẫu)

– Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (theo mẫu)

Thời gian đăng ký mã số mã vạch

Trong thời gian 07 ngày làm việc người đăng ký sẽ nhận được mã số của mình. Tiến hành chuyển đổi mã số này thành dạng mã vạch và có thể sử dụng

Duy trì mã vạch

Hàng năm chủ sử dụng mã vạch phải có nghĩa vụ cập nhật thông tin và nộp lệ phí duy trì mã số mã vạch.