Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty hợp danh

Trước khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ loại hình cho công ty. Công ty hợp danh tuy là loại hình công ty không biến, tuy nhiên vẫn được khá nhiều người lựa chọn vì một số ưu điểm nhất định. Vậy thủ tục thành lập công ty hợp danh như thế nào? Ưu và nhược điểm của loại hình công ty này là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này.

Công ty hợp danh là gì

Luật doanh nghiệp 2020 định nghĩa công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất từ 2 thành viên trở lên là chủ sở hữu chung công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (đây là các thành viên hợp danh). Công ty còn có thêm thành viên góp vốn, không phải là chủ sở hữu công ty.
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. 

Ưu điểm của công ty hợp danh

Công ty hợp danh có thế mạnh về quản lý, điều hành và vay nợ. Trong công ty hợp danh, chỉ có thành viên hợp danh mới được quyền quản lý, điều hành công ty. Điều này tạo thuận lợi cho chủ sở hữu giải quyết các vấn đề quan trọng cho việc kinh doanh của mình.

Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm tài sản công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Do đó khi công ty hợp danh cần huy động vốn bằng cách vay vốn; điều này giúp công ty dễ được vay hơn  từ các tổ chức tín dụng. Khi hợp tác kinh doanh với khách hàng, đối tác, trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh có thể làm cho đối tác yên tâm, tin tưởng về nghĩa vụ của công ty. 

Nhược điểm của công ty hợp danh

Chế độ trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của mô hình công ty này. Do chế độ trách nhiệm tài sản này, việc chịu rủi ro của thành hợp danh là rất cao. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, nhưng không thể huy động vốn bằng cách phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. Công ty chỉ có thể huy động vốn từ thành viên góp thêm hoặc thêm thành viên mới. Khi rút khỏi công ty, thành viên vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của công ty phát sinh từ những cam kết của công ty. 

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Khi thành lập công ty hợp danh, những người thành lập và tham gia thành lập cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu quy định)
  • Điều lệ doanh nghiệp (dự thảo)
  • Danh sách thành viên công ty
  • Bản sao giấy tờ tùy thân. (Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp khác khác) của thành viên công ty
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài)
  • Giấy ủy quyền nếu nộp thông qua đại diện

Trên đây là những thông tin cần thiết cho chủ doanh nghiệp nếu thành lập công ty hợp danh. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu hơn về đặc điểm của loại hình công ty này.