Hướng dẫn thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn, góp vốn hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động kinh doanh, quản lý dự án đầu tư ngoài lãnh thổ Việt Nam. Việc khai thác, phát triển và mở rộng thị trường ra nước ngoài giúp tăng khả năng xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và thu về ngoại tệ, được Nhà nước Việt Nam khuyến khích. Vậy thủ tục đầu tư như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

  • Hoạt động đầu tư phải phù hợp với nguyên tắc đầu tư
  • Không đầu tư những ngành nghề bị cấm kinh doanh
  • Có quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật
  • Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và có văn bản xác nhận của cơ quan thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư
  • Nhà đâu tư phải cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc tổ chức tín dụng thu xếp cam kết thu xếp ngoại tệ để nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài. 

Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Theo quy định pháp luật có các loại hình đầu tư:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư
  • Thực hiện hợp đồng BCC tại nước ngoài
  • Mua lại toàn bộ hoặc 1 phần vốn của tổ chức kinh tế nước ngoài để tham gia điều hành, quản lý hoạt động đầu tư đó
  • Mua bán chứng khoán hoặc các giấy tờ có giá khác; đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian,…
  • Các hình thức khác theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư

Các dự án đầu tư ra nước ngoài

Dựa trên số vốn góp thì nhà đầu tư ra nước ngoài được chia như sau:

  • Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương có vốn dưới 20 tỷ đồng
  • Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn trên 20 tỷ đồng
  • Dự án thuộc diện chấp  thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ
  • Dự án thuộc lĩnh vực viễn thông, phát thanh, truyền hình, báo chí, chứng khoán, tài chính, bảo hiểm có vốn từ 400 tỷ đồng trở lên
  • Dự án không thuộc lính vực viễn thông, phát thanh, truyền hình, báo chí, chứng khoán, tài chính, bảo hiểm có vốn từ 800 tỷ đồng trở lên
  • Dự án thuộc diện chấp nhận chủ trương của Quốc hội
  • Dự án có vốn từ 20.000 tỷ đồng trở lên
  • Dự án cần được Quốc hội quyết định do yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

  • Tài liệu đăng ký đầu tư 
  • Bản giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cá nhân, bản sao chứng thực tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Bản sao các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư hoặc cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ của nhà đầu tư
  • Đối với một số dự án đầu tư trong một số lĩnh vực thì cần đáp ứng điều kiện của Luật chuyên ngành lĩnh vực đó như Luật chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ kế hoạch và đầu tư

Thủ tục xin Giấy phép đầu tư ra nước ngoài

  • Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch đầu tư lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan
  • Cơ quan được lấy ý kiến cho ý kiến về những nội dung trong thẩm quyền quản lý trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ
  • Với dự án cần quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, trong 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ KHĐT tổ chức thẩm định và báo cáo Chính phủ
  • Với dự án cần quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Bộ KHĐT báo cáo Thủ tướng thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước trong 5 ngày. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định và báo cáo trong vòng 90 ngày. Chính phủ gửi hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến Quốc hội trước khi khai mạc kỳ họp của Quốc hội 90 ngày.