Các hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định của luật đầu tư

Hiện nay, việc đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài là một xu thế mới nhưng đâng nhanh chóng phát triển một cách mạnh mẽ. Để giúp quý vị có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này, công ty chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về quy định pháp luật dưới đây

Có thể bạn quan tâm

Cơ sở pháp lý về đầu tư ra nước ngoài

  • Luật đầu tư 2014

Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Khoản 1 điều 52 Luật Đầu tư 2014 có quy định về các hình thức đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

“Điều 52. Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

b) Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;

c) Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư …”.

Theo khoản 1 của điều trên thì sẽ có 5 hình thức để bạn có thể đầu tư ra nước ngoài tương ứng với các điểm từ a đến đ. Theo quy định tại điêm a thì hình thức đầu tiên để bạn có thể đầu tư ra nước ngoài đấy là thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư. Có nghĩa là bán sẽ thành lập doanh nghiệp hoặc một loại hình tổ chức kinh tế nào khác với hình thức cũng như thủ tục là sẽ theo quy định của pháp luật ở nước nhận đầu tư. Ví dụ như bạn muốn thành lập doanh nghiệp ở Myanmar thì các quy định về điều kiện thành lập cũng như thủ tục hồ sơ giấy tờ để thành lập bạn sẽ phải tuân thủ theo pháp luật của Myanmar.

Theo quy định của điểm b thì hình thức thứ 2 bạn có thể lựa chọn để đầu tư ra nước ngoài đấy là thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài.  Khoản 9 điều 3 Luật Đầu tư 2014 có quy định cụ thể về hợp đồng BCC:

“9. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế”.

Vậy ở hình thức thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài chính là bạn kí kết với một nhà đầu tư khác ở tại nước bạn muốn đầu tư một hợp đồng hợp tác kinh doanh với mục đích hợp tác với nhau kinh doanh ở nước ngoài, sau đấy cùng phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩn nhưng không phải với hình thức thành lập tổ chức kinh tế.

Cách thứ 3 theo Khoản c điều 52 Luật Đầu tư 2014 chính là bạn có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của một doanh nghiệp nước ngoài. Ở hình thức này thì bạn sẽ không phải thành lập một tổ chức kinh tế mới mà khi bạn mua một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ thì bạn sẽ có một quyền hạn nhất định đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp đó và bạn cũng sẽ được hưởng lợi nhuận thu được thì hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đó.

Cách tiếp theo đó là bạn có thể đầu tư theo hình thức mua chứng khoán hoặc các chế định trung gian khác ở nước ngoài. Với cách khi bạn mua chứng khoán của một doanh nghiệp ở nước ngoài thì cũng có nghĩ bạn đã đầu tư một khoản tiền và bạn có thể hưởng lợi nếu như giá chứng khoán của doanh nghiệp đó tăng lên. Cách này khác với cách thứ 3 một điểm đấy là với cách này bạn không có quyền quản lý đối với công ty ấy.

Cuối cùng, nếu bạn không muốn đầu tư theo các hình thức trên thì bạn có thể nghiên cứu thêm pháp luật của nước mà bạn định đầu tư có quy định thêm các hình thức đầu tư khác hay không. Từ đó để có thể lựa chọn một hình thức đầu tư phù hợp nhất và có lợi nhất cũng như mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty bạn.

Trên đây là các thông tin hữu ích về những hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành mà công ty chúng tôi  cung cấp. Hy vọng giúp ích cho quý vị!