Hợp đồng lao động thời vụ

Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. 

Có thể bạn quan tâm

1. Hợp đồng lao động thời vụ là gì?

Theo Điều 15 Bộ luật Lao động 2012, hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. 

Hợp đồng lao động được chia thành ba loại như sau:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn: thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng được xác định rõ (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng).

c) Hợp đồng LĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định: có thời hạn ngắn hơn 12 tháng.

Như vậy, có thể hiểu Hợp đồng lao động thời vụ (mùa vụ) là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động đối với công việc theo mùa vụ, không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi nào được ký kết hợp đồng lao động thời vụ?

Theo Khoản 3 Điều 22, doanh nghiệp chỉ được giao kết hợp đồng thời vụ để xử lý các công việc mang tính chất tạm thời, không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng trừ trường hợp cần thay thế tạm thời cho nhân sự thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghỉ thai sản, nghỉ do ốm đau, tai nạn lao động hoặc các trường hợp nghỉ việc tự động khác.

Theo điều 4, Nghị định 95/2013/NĐ-CP: Người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 2.000.000 đến 40.000.000 nếu giao kết sai loại hợp đồng 

3. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động thời vụ

Để có thể nhận người lao động vào làm việc, doanh nghiệp cần giao kết hợp đồng trực tiếp với người lao động. Tuy nhiên, đối với công việc theo mùa vụ, một người lao động trong nhóm có thể được ủy quyền để giao kết hợp đồng lao động thay cho cả nhóm, kèm theo danh sách có chữ ký của tất cả người lao động trong nhóm.  

4. Hình thức và nội dung của hợp đồng lao động thời vụ

Hợp đồng lao động là văn bản được lập thành hai bản giống nhau, một bản cho người lao động và một bản cho người sử dụng LĐ. Nếu công việc có thời hạn ngắn hơn ba tháng thì hai bên có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói.

Hợp đồng lao động không bắt buộc phải làm theo mẫu nhưng cần đầy đủ các thông tin cơ bản sau:

  • Tên và địa chỉ NSDLĐ hoặc của người đại diện hợp pháp.
    • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số CMND hoặc giấy tờ hợp pháp khác của NLĐ.
    • Công việc và địa điểm làm việc.
    • Thời hạn của HĐLĐ.
    • Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
    • Chế độ nâng bậc, nâng lương.
    • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
    • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động
    • BHXH, BHYT
    • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
    • Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận.

5. Thời hạn của hợp đồng lao động thời vụ

Hợp đồng lao động mùa vụ có thời hạn tối đa là 12 tháng. Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về số lần ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, tổng thời gian của các hợp đồng thời vụ liên tiếp không được vượt quá 12 tháng. Nếu vượt quá 12 tháng, công việc không còn mang tính thời vụ và việc ký kết hợp đồng này đã vi phạm quy định pháp luật về loại hợp đồng.  

Nếu sau khi hợp đồng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng lao động và người lao đồng cần giao kết hợp đồng mới, nếu không thì hợp đồng đã giao kết tự động trở thành hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng. 

Sau khi hợp đồng mùa vụ hết hạn, hai bên chỉ được ký hợp đồng có thời hạn 01 lần (nếu có), sau đó, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng không xác định thời hạn.