Hoạt động đấu giá được quy định như thế nào

Đấu giá là hoạt động thương mại được quy định tại Luật thương mại 2005. Đây là hình thức thương mại không phải mới lạ, nhưng cần phải hiểu rõ về đặc điểm, hình thức pháp lý và chủ thể tham gia hoạt động đấu giá. Để thực hiện đấu giá cần những điều kiện gì. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề sau qua bài viết này.

Khái niệm và phương thức hoạt động đấu giá

Điều 185 Luật thương mại 2005 định nghĩa như sau: “Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.”

Hoạt động đấu giá được thực hiện theo hai phương thức là trả giá lên và trả giá xuống. Theo đó phương thức trả giá lên là người nào trả giá cao nhất so với giá khởi điểm thì có quyền mua hàng. Phương thức đặt giá xuống là người nào chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá hạ xuống kể khi công bố giá khởi điểm là người có quyền mua hàng. 

Chủ thể tham gia hoạt động đấu giá

Chủ thể được tham gia hoạt động đấu giá quy định tại Điều 186 và Điều 187 Luật thương mại 2005, bao gồm:

  • Người tổ chức đấu giá (là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá) hoặc người bán hàng của mình nếu họ tự tổ chức đấu giá.
  • Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hóa hoặc có quyền bán hàng hóa (theo ủy quyền hoặc theo quy định của pháp luật).
  • Người đăng ký tham gia đấu giá có thể là tổ chức, cá nhân.
  • Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc có quyền điều hành đấu giá (theo ủy quyền của tổ chức)

Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa

Khi tổ chức hoạt động đấu giá hàng hóa hóa thì phải có thỏa thuận về hoạt động này. Thỏa thuận hợp đồng dịch tổ chức đấu giá phải được lập thành văn bản, hoặc các hình thức khác. Các hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản là điện báo, fax, telex,… được quy định trong Luật thương mại. Trong trường hợp hàng hóa bị cầm cố, thế chấp là đối tượng của hợp đồng dịch vụ thì phải được sự đồng ý của bên cầm cố, thế chấp. Bên bán có trách nhiệm thông báo cho các bên tham gia đấu giá là các tài sản này đã được cầm cố, thế chấp. Đối với trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thỏa thuận về việc bán đấu giá. Nếu người cấm cố, thế chấp vắng mặt không có lí do chính đáng hoặc không giao kết hợp đồng đấu giá hàng hàng hóa thì hợp đồng này được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức đấu giá (Quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 193 Luật thương mại 2005)

Những người không được tham gia hoạt động đấu giá

Một số chủ thể không được quyền tham gia hoạt động đấu giá vì chưa đáp ứng đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự hoặc về nhân thân và về quyền được quy định tại Điều 198 Luật thương mại 2005 như sau:

  • Người mất, không có hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Một người không đủ tỉnh táo thì không thể đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp với ý chí của họ trong lúc tỉnh táo, do đó không thể tham gia hoạt động.
  • Người làm việc trong tổ chức đấu giá và cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó. Đây là yếu tố về nhân thân, khi mà những người có quan hệ gần gũi, thân thiết không thể tham gia đấu giá. Bởi điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự vô tư của hoạt động.
  • Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hóa của bán đấu giá và cha, mẹ, vợ, chồng, con của người đó. Nếu đã thực hiện việc giám định hàng hóa bán đấu giá thì người này đã biết vì tính chất, công dụng, giá trị của hàng hóa này, do đó không thể tham gia đấu giá. 
  • Những người không có quyền mua hàng hóa đấu giá theo quy định của pháp luật. Một số người không có quyền mua hàng hóa đấu giá thì không được tham gia hoạt động đấu giá.