Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

Trái phiếu là hình thức đầu tư chứng khoán xuất hiện đầu tiên và phổ biến trên thế giới. Thế nhưng rất ít người hiểu rõ ràng, chi tiết về loại hình kinh doanh này. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ khái niệm của trái phiếu, đặc điểm và phân loại trái phiếu, đồng thời đặt nó trong mối tương quan so sánh với cổ phiếu.

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

Đặc điểm của trái phiếu

– Bản chất của trái phiếu là chứng khoán nợ. Do đó khi công ty bị phá sản, giải thể thì cổ phần của công ty trước hết phải thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu trước đó. Đây được xem như là một nghĩa vụ bắt buộc. Sau khi trả nợ trái phiếu thì cổ phần mới được chia cho những cổ đông.

– Bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp hoặc chính phủ đều có thể mua trái chủ hoặc trái phiếu. Trên trái phiếu có thể ghi tên trái chủ được gọi là trái phiếu ghi danh hoặc có thể không ghi tên thì được gọi là trái phiếu vô danh.

– Người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền gọi là trái chủ. Trái chủ không chịu trách nhiệm nào về hiệu quả sử dụng vốn vay từ người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ thanh toán số nợ như đã cam kết trong hợp đồng cho vay.

– Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (còn được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền công như: chính quyền (gọi là công trái hay trái phiếu chính phủ); kho bạc nhà nước (còn gọi là trái phiếu kho bạc).

– Như đã đề cập ở định nghĩa “Trái phiếu” đem lại nguồn thu là tiền lãi. Đây là khoản thu cố định thường kỳ và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.

Phân loại trái phiếu

STT Căn cứ phân loại Phân loại
1 Theo người phát hành
  • Trái phiếu Chính phủ
  • Trái phiếu doanh nghiệp
  • Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính
2 Theo lợi tức trái phiếu
  • Trái phiếu có lãi suất cố định
  • Trái phiếu có lãi suất biến đổi
  • Trái phiếu có lãi suất bằng không
3 Theo mức độ bảo đảm thanh toán của người phát hành
  • Trái phiếu bảo đảm
  • Tái phiếu không bảo đảm
4 Theo hình thức trái phiếu
  • Trái phiếu vô danh
  • Trái phiếu ghi danh
5 Theo tính chất trái phiếu
  • Trái phiếu có thể chuyển đổi
  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu
  • Trái phiếu có thể mua lại

So sánh cổ phiếu và trái phiếu

a) Giống nhau

  • Là hình thức chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, thừa kế;
  • Đều được hưởng chênh lệch giá;
  • Đều là phương tiện huy động vốn đối với công ty phát hành;
  • Đều là công cụ đầu tư với nhà đầu tư.

b) Khác nhau

Cổ phiếu Trái phiếu
– Là chứng chỉ góp vốn, người sở hữu là cổ đông
– Không có lãi suất
– Không có thời hạn, nó gắn liền với sự tồn tại của công ty
– Độ rủi ro cao
– Không được rút vốn trực tiếp 
– Do các doanh nghiệp cổ phần phát hành
– Không có tính chuyển đổi thành Cổ phiếu
– Là chứng chỉ ghi nhận nợ, người sở hữu là chủ nợ
– Chủ nợ không có quyền tham gia và hoạt động của công ty
– Có thời hạn nhất định
– Được rút trước kì hạn
– Thường ít rủi ro, rủi ro phụ thuộc vào độ an toàn của Doanh nghiệp
– Do các doanh nghiệp và chính phủ phát hành
– Có thể chuyển đổi thành cổ phiếu