Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo nghị định thư Marid

Đăng ký nhãn hiệu theo nghị định thư Madrid hay có thể hiểu đơn giản là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế. Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thị trường kinh doanh không còn bó hẹp chỉ trong lãnh thổ của riêng mỗi quốc gia nữa. Thương hiệu của bạn khi tiến ra thị trường quốc tế sẽ được bảo hộ như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Nghị định thư Madrid là gì?

Để tiến hành đăng ký nhãn hiệu theo nghị định thư Madrid, tất nhiên bạn phải hiểu được nghị định thư Madrid là gì!

Nghị định thư Madrid là một phần của Thỏa ước Madrid mà Việt Nam hiện tại đang là quốc gia thành viên. Hiện nghị định thư này có tổng cộng 101 quốc gia thành viên đến từ: Đông Nam Á, châu Á, châu Âu, châu Phi, Trung đông, Châu Mỹ, châu Úc.

Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu Madrid chỉ có thể được sử dụng bởi một cá nhân hoặc pháp nhân mang quốc tịch của một quốc gia là thành viên của hệ thống Madrid.Đơn đăng ký quốc tế phải được trình cho Văn phòng quốc tế (“IB”) thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (“WIPO”) thông qua cơ quan thuộc quốc gia xuất xứ. Ví dụ, nếu cơ quan xuất xứ tại Việt Nam, đơn quốc tế chỉ được chấp nhận nếu người nộp đơn là một tổ chức Việt Nam.

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo nghị định thư Madrid có nguồn gốc Việt Nam

Hồ sơ chuẩn bị gồm:

  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (phải làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp);
  • Tờ khai (theo mẫu);
  • Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm );
  • Các tài liệu liên quan (nếu cần);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Bạn tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của
Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hồ sơ của bạn sẽ được chuyển cho Văn phòng quốc tế trong 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian xét đơn tối thiểu là 18 tháng, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu quốc tế có hiệu lực 10 năm và được phép gia hạn nhiều lần.

Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi cung cấp về thủ tục tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Hy vọng những thông tin nói trên sẽ giúp các bạn trong quá trình tìm hiểu về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung cũng như về nhãn hiệu quốc tế nói riêng