Cách soạn một tờ khai đăng ký nhãn hiệu 2021

Khi soạn một tờ khai đăng ký nhãn hiệu, ngoài việc phải điền đầy đủ các thông tin thì việc điền sao cho đúng và rõ ràng để tránh trường hợp khai thiếu, khai không chính xác dẫn đến tình trạng đơn không hợp lệ phải bổ sung sửa chữa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách khai một tờ đăng ký nhãn hiệu sao cho phù hợp với những quy định mới nhất năm 2021.  

Có thể bạn quan tâm

1. Quy định 2021 về đăng ký nhãn hiệu

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
  • Thông tư số 263/2016/TT-BTC
  • Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
  • Thông tư số 45/2020/TT-BTC

2. Hướng dẫn điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu

a) Ô Nhãn hiệu

Kích thước: 80×80 mm

Mô tả nhãn hiệu:   

  • Màu sắc: khi mô tả màu sắc cần phải liệt kê tất cả các màu có trong nhãn hiệu
  • Mô tả: 
  • Phần chữ: Tùy vào từng nhãn hiệu mà phải mô tả đầy đủ các cụm từ, chữ cái, ký hiệu có trong nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu có từ ngữ là ngôn ngữ tượng hình thì từ đó phải được phiên âm và dịch ra tiếng việt. Trường hợp nhãn hiệu không có ỹ nghĩa thì sẽ được coi là từ tự đặt.
  • Phần hình: Mô tả tất cả các chi tiết của hình vẽ: hình dáng, màu sắc (nếu có), cách sắp xếp, số lượng… hoặc có thể mô tả theo chiều nhất định: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong… tùy thuộc vào nhãn hiệu mà chọn cách mô tả sao cho phù hợp. 
  • Lưu ý: khi mô tả phải thể hiện được nhãn hiệu đó cấu thành từ tất cả các phần, màu sắc của từng phần, bố cục, cách kết hợp của các phần để tạo nên tổng thể nhãn hiệu. Mô tả rõ ràng và súc tích.

b) Ô chủ đơn

Trong trường hợp chủ đơn là cá nhân thì thông tin cần điền phải đúng với giấy tờ chứng thực cá nhân như CMND, CCCD… Đối với chủ đơn là doanh nghiệp thì thông tin phải giống trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trong trường hợp có nhiều chủ đơn: điền X vào ô trống và điền thông tin các chủ đơn khác vào trang bổ sung

c) đại diện của chủ đơn

Nếu chủ đơn thông qua đại diện để nộp đơn thì tích x vào các ô trống tương ứng với cá nhân, tố chức đại diện cho mình

Đại diện chủ đơn có thể là đại diện theo pháp luật của chủ đơn (đại diện sở hữu công nghiệp) hoặc người đứng dầu tổ chức hoặc người giám hộ của chủ đơn, người được ủy quyền. Trong trường hợp chủ đơn là đại diện sở hữu công nghiệp, bạn có thể tra thông tin mã đại diện trong “Danh sách tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp” mới nhất của Cục Sở hữu trí tuệ.

4. Hưởng quyền ưu tiên

Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được cho phép trong trường hợp là đơn nộp tại Việt Nam hoặc tại các quốc gia là thành viên của Công ước Paris. Hoặc theo các thỏa thuận khác giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Trong trường hợp bạn muốn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì đánh dấu X vào các ô trống phù hợp dựa trên cơ sở đơn đầu tiên nộp tại một trong những đối tượng nêu trên và phải đáp ứng điều kiện về thời hiệu hưởng quyền ưu tiên.

5. Phí, lệ phí

Các chi phí, lệ phí cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ đươc quy định trong Thông tư 263/2016/TT-BTC

*Lưu ý:

  • Lệ phí nộp đơn theo quy định hiện hành là 75.000 VND (đã giảm 50% theo Thông tư số 45/2020/TT-BTC). Tuy nhiên mức phí hỗ trợ này chỉ áp dụng từ 26/5/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
  • Cần dựa trên số nhóm và số hàng hóa/dịch vụ trong đơn để xác định được mức lệ phí chuẩn theo thông tư số 263/2016/TT-BTC.

6. Tài liệu có trong đơn

Thông thường tài liệu bắt buộc trong đơn đăng ký nhãn hiệu thường bao gồm: tờ khai và mẫu nhãn hiệu. Tuy nhiên người nộp đơn còn phải cung cấp các tài liệu khác tùy theo yêu cầu do cách thức nộp hồ sơ (qua đại diện ủy quyền thì cần giấy ủy quyền) hoặc yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (tài liệu chứng minh quyền ưu tiên)…

7. Danh mục hàng hóa dịch vụ

Trong danh mục này, cá nhân, tổ chức nộp đơn cần liệt kê các nhóm hàng hóa/dịch vụ và phân loại chúng theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa,dịch vụ theo Thỏa ước Nice. Nếu người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại sai thì việc phân nhóm sẽ do Cục SHTT thực hiện và tính phí. Trong trường hợp cá nhận tổ chức nộp đơn đăng kỹ bảo hộ một nhãn hiệu chứng nhận thì cần điền vảo bảng mô tả tóm tắt đặc tính của hàng hóa/dịch vụ.

8. Cam kết của chủ đơn

Đây là mục xác nhận của chủ dơn về các vấn đề thông tin đã cung cấp. Nếu người đại diện là bên lập tờ khai là người thay mặt chủ đơn thì phải ghi rõ chức vụ và có dấu xác nhận của Tổ chức đó.

Một số lưu ý về đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Một đơn sẽ chỉ tương ứng với một yêu cầu cấp văng bằng bảo hộ. Nếu chủ đơn muốn đăng ký cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng thì cần nộp số lượng đơn tương ứng.
  • Về ngôn ngữ: các tài liệu của đơn đăng ký phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp bằng ngôn ngữ khác cần được dịch ra