Tại sao Luật sư phải kiểm tra, rà soát lại hợp đồng?

Khi  soạn  thảo  hợp đồng,  doanh  nghiệp  cần  có luật  sư kiểm  tra,  rà soát  lại  những điều khoản để đảm hạn chế rủi ro, đảm bảo hiệu quả thực thi.

Hiện nay, với xu thế hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng, các giao dịch trong các lĩnh vực dân sự, kinh doanh – thương  mại ngày càng đa dạng, phức tạp. Hình thức phổ biến của một giao dịch dân sự quan trọng là hình thức văn bản ghi nhận những điều khoản hai bên đã thỏa thuận. Trên cơ sở hợp đồng, các bên cùng nhau tiến hành những điều khoản cam kết và đây cũng là căn cứ giải quyết tranh chấp (nếu có). Do vậy, việc sử dụng tư vấn pháp lý về hợp đồng là rất cần thiết và hiệu quả.

Luật sư giúp đảm bảo nội dung hợp đồng chính xác.

Những căn cứ trong hợp đồng, những điều khoản về thông tin người ký kết đã chính xác, hợp pháp chưa? Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có quyền tham gia ký kết hợp đồng thương mại, nhưng để xác định được quyền hợp pháp đó và tư cách chủ thể của các bên thì cần phải có tối thiểu các thông tin sau:

  • Đối với  tổ chức,  doanh  nghiệp:  Tên,  Trụ  sở,  Giấy  phép  thành  lập  và  người đại diện. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng  ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Các bên nên xuất trình, kiểm tra các  văn bản, thông tin  này trước khi đàm phán, ký kết để đảm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền.
  • Đối với  cá  nhân:  Tên,  số chứng  minh  thư  và địa  chỉ thường  trú.  Nội  dung  này ghi chính xác theo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết

Thông  tin  của  các  bên  là điều  khoản  quan  trọng  nhằm  xác định  chủ  thể  giao  kết  là  ai, quyền  và  nghĩa  vụ  như thế  nào.  Hơn  thế  nữa, đây  cũng  là  căn  cứ  xác  minh đối  tượng tranh chấp trong hợp đồng nếu có sự tranh chấp xảy ra. Thông tin chủ thể sai sẽ dẫn đến việc  người  ký  kết  không  có thẩm  quyền  ký,  không  có  bên  nào  chịu  trách  nhiệm  khi  có tranh chấp xảy ra…

Căn cứ pháp lý là phần các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Do đó cũng phải hết sức lưu ý khi đưa các văn bản pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng, chỉ sử dụng khi biết văn bản đó có điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực.

Luật sư rà soát lại tính logic của hợp đồng.

Những điều khoản trong hợp đồng cần được quy định rõ ràng, không trái ngược nhau. Đối với những điều khoản trái ngược sẽ dẫn đến việc các bên có thể thực hiện hành vi  gây thiệt hại đến bên kia mà không chịu chế tài điều chỉnh hoặc các bên thực hiện công việc trái ngược nhau. Do vậy, cần hạn chế tối đa những lỗ hổng trong hợp đồng, tránh thiệt hại phát sinh.

Những điều khoản phạt, điều khoản bồi thường thiệt hại hay điều khoản giải quyết tranh chấp… phải có tính thực thi cao. Nghĩa là chúng ta phải chắc chắn khi có hành vi vi phạm hợp đồng thì những điều khoản trên sẽ được áp dụng.  Việc có luật sư kiểm tra, rà soát hợp đồng giúp đảm bảo sự hiệu quả cần thiết cho doanh nghiệp trong giao kết hợp đồng.