Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại theo quy định pháp luật mới nhất

Để phân biệt hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp và hợp đồng thương mại cơ bản dựa vào các yếu tố sau:

Tiêu chí Hợp đồng Hợp đồng thương mại
Luật áp dụng Bộ luật Dân sự 2015  Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015

– Ưu tiên áp dụng quy định của Luật Thương mại

– Trường hợp Luật Thương mại không quy định hoặc quy định không rõ ràng thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự

Chủ thể Chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân) Thương nhân hoạt động thương mại hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thương mại

Như vậy, ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân

Mục đích Mục đích tiêu dùng, tặng, cho, làm từ thiện,…. Nhằm mục đích sinh lợi
Hình thức giao kết Lời nói, hành vi, văn bản. Đa phần là bằng miệng nhiều hơn thông qua sự tín nhiệm, giao dịch đơn giản, có tính phổ thông và giá trị thấp Lời nói, hành vi, văn bản.
Có những hợp đồng pháp luật quy định bắt buộc bằng văn bản. Các hình thức như fax, telex và thư điện tử được xem là văn bản
– Hợp đồng vay

– Hợp đồng mượn

– Hợp đồng vận chuyển

– Hợp đồng gia công

– Hợp đồng uỷ quyền

– Hợp đồng gửi giữ

– Hợp đồng thuê khoán…

 

– Hợp đồng mua bán hàng hoá

– Hợp đồng đại lý

– Hợp đồng đại diện

– Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại

– Hợp đồng cung ứng dịch vụ

 

Nội dung hợp đồng Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:

– Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

– Số lượng, chất lượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phạt vi phạm hợp đồng;

– Các nội dung khác

Có một số điều khoản mà hợp đồng không có như:

– Điều khoản thời gian, địa điểm giao hàng;

– Điều khoản vận chuyển hàng hóa;

– Điều khoản bảo hiểm;…

Cơ quan giải quyết tranh chấp Toà án – Toà án

– Trọng tài

Phạt vi phạm hợp đồng Do các bên thoả thuận Bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng.

Luật Thương mại 2005 quy định tổng mức phạt vi phạm cho hợp đồng thương mại không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.

 

Như vậy, hợp đồng thương mại mang bản chất của hợp đồng nói chung, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ trong quan hệ thương mại và có đặc điểm nhất định để nhận biết, phân biệt với các loại hợp đồng khác.

Trang tham khảo: https://lawfirmvietnam.com/nguyen-tac-giao-ket-hop-dong-dan-su/

Trên đây là cách phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại. Hi vọng giúp ích được cho Quý khách hàng. Ngoài ra, có thể đến trực tiếp Công ty để được tư vấn