Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng thương mại

Trong quá trình thành lập và hoạt động của mình, việc giao kết hợp đồng đặc biệt là hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại là yếu tố không thể thiếu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp điều có thể nhận thức và áp dụng đúng đắn những quy định của pháp luật. Vì thế, có rất nhiều tranh chấp phát sinh từ quá trình giao kết hợp đồng thương mại. Cho nên, chúng tôi xin đưa ra 1 số lưu ý khi giao kết HĐTM để các bên tránh khỏi những sai sót không đáng có.

1. Xác định rõ văn bản pháp lí quy định về hợp đồng.

Đây là yếu tố rất quan trọng khi ký kết hợp đồng, việc ký hợp đồng phải dựa trên một hay nhiều văn bản pháp luật để sau khi có tranh chấp phát sinh thì văn bản pháp luật đó là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và giải quyết các tranh chấp đó.

-Khi các doanh nghiệp, các cá nhân có đăng ký kinh doanh và hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên giao kết hợp đồng với nhau thì Bộ luật Dân sư và Luật Thương mại điều chỉnh hợp đồng đó;

– Nếu một trong các bên của còn lại của hợp đồng không phải là thương nhân thì bên không phải là thương nhân có quyền lựa chọn Luật Thương mại hay không chọn Luật Thương mại để áp dụng cho hợp đồng này;

– Ngoài Bộ luật Dân sư năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 còn có các luật chuyên ngành điều chỉnh từng loại hợp đồng cụ thể có liên quan như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bảo hiểm…

2.Kiểm tra tư cách người giao kết hợp đồng.

Trong một doanh nghiệp thì việc ký hợp đồng sẽ được giao cho người đại diện thực hiện. Theo quy định của pháp luật thì có hai loại đại diện : đại diện đương nhiên theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền.

Tuy nhiên, trên thực tế thường do nhân viên cấp dưới ký hợp đồng nhưng lại không hề có giấy ủy quyền. Nếu giữa hai bên giao kết hợp đồng thuận lợi thì không nói làm gì. Nhưng chẳng may có tranh chấp xảy ra thì chính việc giao cho người không đúng thẩm quyền ký kết lại khiến cho hợp đồng có thể bị vô hiệu.

3.Kiểm tra khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác

Có nhiều DN đang trên bờ vực phá sản nhưng bề ngoài vẫn thể hiện DN của mình làm ăn rất phát đạt, có thể ký kết và thực hiện được những hợp đồng rất lớn. Do vậy, trong quá trình thương lượng, đàm phán các DN này tỏ ra rất rộng rãi và dễ dàng chấp nhận những yêu cầu của đối tác. Do vậy, khi giao kết HĐ, các bên phải chắc chắn về khả năng kinh tế của đối tác trước khi giao kết.

4.Xác định hình thức hợp đồng.

Hợp đồng có thể được giao kết bằng một trong các cách sau đây đều phù hợp với quy định của pháp luật: lời nói, hành vi cụ thể hay văn bản nếu pháp luật không quy định hợp đồng phải thể hiện bằng một hình thức cụ thể nào. Đối với hợp đồng với thương nhân nước ngoài thì bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản. Hình thức của các hợp đồng có yếu tố nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng.

Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam.

5.Nội dung hợp đồng.

Không có quy định hợp đồng bắt buộc phải có những nội dung gì mà tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây: đối tượng của HĐ, các bên tham gia kí kết, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm HĐ…

Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng, các bên nên lưu ý các điều khoản quan trọng sau đây nhằm hạn chế tối đa những tranh chấp có thể xảy ra: – Điều khoản định nghĩa; Điều khoản đối tượng hợp đồng; Điều khoản về phạt vi phạm HĐ; Điều khoản về giải quyết tranh chấp

Để hiểu rõ hơn về những lưu ý cũng như giảm thiểu tối đa được những trường hợp  tranh chấp phát sinh từ quá trình giao kết hợp đồng thương mạị này hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!