Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lí của nó

Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng

Bên cạnh việc xác định điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, chủ thể cần xem xét đến các trường hợp vô hiệu khác của hợp đồng, cụ thể:

– Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015)

– Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015)

– Giao dịch dân sự do bị nhầm lẫn (Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015)

– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015)

– Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015)

 Hậu quả của hợp đồng vô hiệu

Hợp đồng có thể bị vô hiệu từng phần hoặc toàn phần. Theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự vô hiệu để lại những hậu quả pháp lý như sau:

– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

– Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

– Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Trang tham khảo: https://lawfirmvietnam.com/hop-dong-cho-the-va-cho-muon-khac-gi-nhau-nen-ki-ket-hop-dong-nao/ 

Trên đây là các trường hợp vô hiệu của hợp đồng và hậu quả của nó. Hi vọng giúp ích được cho Quý khách hàng.