Dịch vụ nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Chúng ta vẫn nghe về việc 1 đơn vị nào đó nhận chuyển nhượng từ trà sữa Toco Toco, trà sữa Gongcha, gà rán Jollibee… nhưng lại chưa thực sự hiểu Nhượng quyền thương mại là gì? Và vì sao chúng ta, các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục nhượng quyền? Bài viết của ANS Law sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng và cần thiết đến quý doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

1. Những điều cần biết về nhượng quyền thương mại

Theo quy định Điều 284, Luật thương mại 2005 thì nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại cho phép một cá nhân hay tổ chức, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định

a) Điều kiện với bên nhượng quyền thương mại

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm
  2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
  3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
  4. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định của pháp luật.

b) Đối với Bên nhận quyền

thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

2. Thủ tục và hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại

a) Hồ sơ đăng ký

– Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền  theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.

– Bản giới thiệu  theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.

– Các văn bản xác nhận về:

  • Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;

Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

  • Nếu các giấy tờ trên được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

b) Thủ tục đăng ký

– Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào sổ đăng ký hoạt động và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

– Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền.

– Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

c) Nội dung của hợp đồng

Hợp đồng có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Nội dung của quyền thương mại.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
  • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
  • Gia hạn, chấm dứt hợp đồng

3) Tại sao nên lựa chọn Dịch vụ Doanh nghiệp tại ANS Law?

  • Đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm
  • Đánh giá tiềm năng và khai thác triệt để của hệ thống franchise
  • Soạn thảo và kiểm tra các điều khoản hợp đồng
  • Bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong suốt quá trình franchise.
  • Chi phí và giá cả hợp lý.