Chế độ chịu trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp

Pháp luật doanh nghiệp quy định mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì có chế độ chịu trách nhiệm tài sản khác nhau. Điều này rất quan trọng đối với những ai có ý định thành lập doanh nghiệp vì có ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu. Có những chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn, nhưng có có chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn. Do đó, bài viết này tìm hiểu về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp. Mong rằng với những ai đang tìm hiểu về doanh nghiệp sẽ có cái nhìn rõ hơn.

Trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp

Đây là trách nhiệm đối với các khoản nợ, nghĩa vụ và chi phí phát sinh khác của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát sinh nợ và nghĩa vụ, nhưng không đủ khả năng trả thì phải xét đến yếu tố loại hình công ty. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần thì chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn. Đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh thì phải chịu trách nhiệm vô hạn.

Trách nhiệm tài sản hữu hạn

Trách nhiệm tài sản hữu hạn là trách nhiệm trả nợ, nghĩa vụ và các chi phí phát sinh khác của chủ doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình. Doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm cho đến khi hết toàn bộ tài sản của mình. Nghĩa là tài sản của chủ sở hữu và doanh nghiệp tách bạch với nhau. Doanh nghiệp thua lỗ hoặc phá sản thì không cần phải mang tài sản ra thực hiện nghĩa vụ nữa.

VD:  công ty TNHH hai thành viên A có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Sau khi hoạt động, công ty A thua lỗ phải nợ công ty B 7 tỷ. Lúc này, công ty A cần sử dụng toàn bộ tài sản của mình, bao gồm cả vốn điều lệ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu tài sản của công ty chỉ còn 4 tỷ đồng và không đủ khả năng trả nợ thì vẫn được xem là thanh toán xong. Vì công ty đã sử dụng hết tài sản thuộc sở hữu của mình. Chủ sở hữu công ty không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho công ty. Những loại hình công ty chịu trách nhiệm hữu hạn có thể kể đến là công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã.

Hạn chế của chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn là khả năng vay vốn thấp hơn so với chế độ tài sản vô hạn. Ví dụ trong kinh doanh, thương nhân đi vay thì chỉ có thể đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp, nên khả năng vay vốn sẽ thấp.

Trách nhiệm tài sản vô hạn

Đây là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các khoản nợ, nghĩa vụ và chi phí phát sinh khác, khi doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả thì chủ sở hữu phải dùng tài sản của mình để thực hiện cho doanh nghiệp. Như vậy, không có sự tách bạch giữa tài sản của chủ sở hữu và tài sản doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn tới rủi do doanh nghiệp phá sản hay làm ăn thua lỗ; chủ doanh nghiệp phải sử dụng tài sản cá nhân để thanh toán nợ.

VD: Doanh nghiệp A có vốn điều lệ 7 tỷ, sau khi đầu tư còn 2 tỷ. Do doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nên đã phá sản, tổng số nợ là 5 tỷ đồng. Lúc này doanh nghiệp chỉ còn 2 tỷ đồng nên không đủ khả năng trả nợ; điều này bắt buộc chủ sở hữu phải sử dụng 3 tỷ đồng từ tài sản cá nhân để trả nợ cho doanh nghiệp. 

Những chủ thể phải chịu trách nhiệm tài sản vô hạn: chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, thành viên hộ kinh doanh, thành viên tổ hợp tác