Hôn nhân có yếu tố nước ngoài là thế nào?

Hiện nay, việc kết hôn đa quốc tịch, đa văn hóa không còn là xa lạ vớ chúng ta, trở thành cầu nối văn hóa giữa nước trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, nhiều người nước ngoài đủ các quốc tịch đã đến Việt Nam tìm đối tượng kết hôn, tạo nên những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

Khái niệm về hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Như vậy, theo các quy định trên, các quan hệ hôn nhân và gia đình được coi là quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài khi có một trong những dấu hiệu sau:

– Chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình là người nước ngoài.

– Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình xảy ra ở nước ngoài.

– Tài sản liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước ngoài

– Nơi cư trú của các bên đương sự tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước ngoài.

Nguyên tắc áp dụng pháp luật

Theo quy định thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Theo quy định tại điều 122 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 thì:

  1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

  1. Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này.

Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

  1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.

Quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài bao gồm:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

Luật hôn nhân gia đình cũng quy định thêm:

Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam hoặc nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo quy định của Luật này và quy định trong pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi.

Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em là người nước ngoài làm con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được công nhận tại Việt Nam.

Quy định về việc nuôi con:

Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.

Trong trường hợp việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định theo pháp lđang puật của nước nơi thường trú của con nuôi.”

Ngoài ra thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài cũng như điều kiện với người nhận con nuôi cũng như trình tự,thủ tục nhận con nuôi được quy định cụ thể trong Luật nuôi con nuôi và các văn bản pháp luật liên quan khác.

Hôn nhân có yếu tố nước ngoài không còn là một xu thế quá mới mẻ mà đang phát triển một cách nhanh chóng ở Việt Nam. Vì vậy, để bắt kịp xu thế, pháp luật cũng đã có những quy định riêng về vấn đề này.