Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam theo luật 2019

Văn phòng đại diện của công ty là gì? Có bắt buộc phải thành lập khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam không? Pháp luật quy định về phạm vi hoạt động như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc này giúp bạn đọc.

Có thể bạn quan tâm

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Thương mại năm 2006;
  • Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
  • Thông tư số 11/2016/TT-BCThướng dẫn Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Điều 3, Mục 1 Luật Thương mại đã giải thích tương đối rõ về văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, quý khách hàng có thể hiểu:

  • Văn phòng đại diện công ty nước ngoài là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nước ngoài
  • Được thành lập tại Việt Nam theo các quy định pháp luật nhằm xúc tiến các hoạt động thương mại

Về cơ bản, nó cũng không quá khác so với loại hình văn phòng đại diện thông thường.

Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện

Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng Đại diện tại Việt Nam để thực hiện các hoạt động sau:

  • Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường.
  • Xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện.
  • Các hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Cần lưu ý rằng theo pháp luật Việt Nam, Văn phòng đại diện không được phép cung cấp (các) dịch vụ vì mục đích thu lợi nhuận trên danh nghĩa của Văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Thương nhân nước ngoài chỉ được cấp Giấy chứng nhận hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

  • Công ty nước ngoài đã được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia nước này công nhận;
  • Công ty nước ngoài đã hoạt động tại nước sở tại ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn giấy phép đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ tại Việt Nam;
  • Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện: tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại tại Việt Nam.
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của bộ công thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký

– Hợp đồng thuê nhà hoặc thuê cao ốc văn phòng của công ty có chức năng kinh doanh bất động sản phải có công chứng

Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm. ( Dịch ra tiếng việt, được cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự )

Báo cáo tài chính có kiểm toán của công ty hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. ( Dịch ra tiếng việt, được cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự ).

Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế.( Dịch ra tiếng việt, được cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự ).

– Bản sao Chứng minh nhân dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) của người đứng đầu văn phòng đại diện.

– Thư ủy quyền cho do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký

Thời hạn cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy   tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài. Giấy phép có thể được gia hạn nhiều lần.

Trên đây là các thông tin hữu ích về Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam mà công ty chúng tôi  cung cấp. Hy vọng bạn đọc hiểu thêm được thế nào là Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài tại Việt Nam để có những chuẩn bị tốt nhất cho những kế hoạch thành lập Văn phòng đại diện Công ty nước ngoài tại Việt Nam.