Tìm hiểu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

CFS bao gồm cả các giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của CFS và các loại giấy chứng nhận có nội dung tương tự. CFS có thể được gọi bằng một số tên khác như CPP, FSC hoặc một số loại tên gọi khác.

Các nước đặt ra quy định một số sản phẩm, hàng hoá nhất định (thường là dược phẩm, các sản phẩm y tế, thiết bị y tế, thực phẩm, thực phẩm chức năng, hàng gia dụng, một số mặt hàng thủy sản) nhập khẩu vào các nước này phải có CFS là nhằm mục đích có được bảo đảm chính thức từ cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu rằng sản phẩm đó đã được sản xuất và được phép lưu hành tự do ở nước đó.

Sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước để xuất khẩu được cấp CFS khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.
  • Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Lý do cần cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do

CFS được xem là một công cụ để nước nhập khẩu sản phẩm có thể kiểm tra mức độ chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, cũng như tăng độ tin cậy, vì khi một sản phẩm có CFS thì tức sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp đánh giá kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu và sản phẩm đó đã được cho phép sản xuất, buôn bán và tiêu dùng tại nước đó.

Ngược lại đối với doanh nghiệp xuất khẩu, khi đã xin được giấy chứng nhận CFS, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu hành sản phẩm của mình tại nước bạn, không bị mất nhiều thời gian, cũng như những chi phí không đáng có khác.

Thủ tục và hình thức xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do

–  Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.

–  Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.

–  Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005.

–  Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005.

–  Căn cứ Luật an toàn thực phẩm 2010.

–  Quyết định 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết cấp giấy chứng nhận

Theo phụ lục tại Quyết định 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

 Hồ sơ pháp lý và hồ sơ thương nhân:

–  Đơn đề nghị cấp CFS; (theo mẫu).

–  Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có ngành nghề sản xuất, kinh doanh sản phẩm).

–  Văn bản yêu cầu của thương nhân xuất khẩu; (nếu có).

–  Bản sao chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, hàng hóa và TCCS của sản phẩm.

–  Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký trên mẫu giấy đăng ký CFS (theo mẫu).

–  Bản sao chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu chưa chuyển đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

–  Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân tại Việt Nam (theo mẫu)

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 12-15 ngày làm việc kể từ ngày đủ hồ sơ hợp lệ.

 CFS đối với hàng hoá xuất khẩu

Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương và các Bộ quản lý chuyên ngành cấp CFS cho hàng hoá sản xuất tại Việt Nam sau đó xuất khẩu. Lý do đề nghị cấp là một số nước nhập khẩu như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia, Iran, Ai Cập, Cu Ba và Ấn Độ, quy định những hàng hoá nêu trên muốn được lưu hành tại thị trường những nước này cần phải có CFS do nước xuất khẩu (Việt Nam) cấp. Khi gặp yêu cầu nói trên, nếu không được cấp CFS, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ lỡ các cơ hội kinh doanh mặc dù hàng hoá có đầy đủ các điều kiện cạnh tranh khác như chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng và những yếu tố ưu đãi khác.

CFS đối với doanh nghiệp xuất khẩu

CFS tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào các thị trường nhập khẩu có yêu cầu CFS, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa có yêu cầu CFS vào những thị trường này.

Trước đây, một số doanh nghiệp gặp khó khăn khi xuất khẩu một số loại sản phẩm, hàng hóa sang một số thị trường nhất định do những nước, vùng lãnh thổ này yêu cầu phải có CFS đối với hàng hóa, sản phẩm đó.

Những doanh nghiệp này hiện không thể xin được CFS trong nước do không có cơ sở pháp lý cho việc cấp này. Do vậy, các doanh nghiệp này bị lỡ cơ hội kinh doanh với các thị trường nhập khẩu nói trên, khiến cho Việt Nam bị giảm kim ngạch xuất khẩu, làm trầm trọng thêm nhập siêu.

Với việc Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ Quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, các Bộ ngành có cơ sở pháp lý cấp CFS cho hàng hoá, sản phẩm xuất khẩu sang những thị trường yêu cầu phải có CFS. Qua đó, doanh nghiệp (nếu đáp ứng đủ điều kiện) sẽ xin được CFS để xuất khẩu, giúp giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu.