Thủ tục đăng ký mã vạch tại Việt Nam

Hiện nay khi mua các sản phẩm tại các siêu thị hoặc các sản phẩm nhập khẩu, việc thấy mã vạch không phải là điều xa lạ. Mã vạch giúp chúng ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau. Dưới đây là thủ tục đăng ký mã vạch tại Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Mã vạch là gì?

Mã vạch là một mã để đánh dấu sản phẩm, mang tính chất quản lý và được công nhận chung trên toàn cầu. Nhìn vào mã vạch bạn có thể biết được sản phẩm do đơn vị nào sản xuất và xuất xứ từ đất nước nào.

Hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm bao gồm:

Bản đăng ký sử dụng mã vạch ( 02 bản );

Bảng đăng ký danh mục sử dụng GTIN: Đây chính danh sách sản phẩm của đơn vị;

Bản sao của giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập; Phiếu biên nhận hồ sơ ( 02 bản );

Khi Doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã doanh nghiệp cấp cho trên 1.000 dưới 10.000 loại sản phẩm (mã Doanh nghiệp 8 chữ số) thì yêu cầu thêm công văn đề nghị cấp mã Doanh nghiệp 8 chữ số (nêu lý do cần sử dụng loại mã này). Công văn đề nghị gửi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm:

Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch tại Việt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam số 8 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trong vòng 2 ngày làm việc, GS1 thẩm định Hồ sơ và cấp mã Doanh nghiệp M cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cầm giấy hẹn lên lấy mã Doanh nghiệp M và nộp lệ phí đồng thời được chuyên viên GS1 hướng dẫn cách sử dụng mã Doanh nghiệp M. Sau 15 ngày làm việc theo giấy hẹn doanh nghiệp đến nhận kết quả là xác nhận sử dụng mã vạch

Loại mã vạch sản phẩm khi đăng ký mã vạch gồm:

Mã doanh nghiệp: là mã Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp cho doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp phân bổ cho các sản phẩm của mình

– Mã Doanh nghiệp 8 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 1000 dưới 10.000 loại sản phẩm;

– Mã Doanh nghiệp 9 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 100 dưới 1000 loại sản phẩm;

– Mã Doanh nghiệp 10 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm dưới 100 loại sản phẩm; Mã số địa điểm toàn cầu GLN: dùng để phần định địa điểm công ty, chi nhánh, kho hàng.. của Doanh nghiệp. (Lưu ý: mã GLN không dùng để phân định cho sản phẩm). Mã số rút gọn của EAN-8: được sử dụng trên các sản phẩm có kích thước rất nhỏ. Mã này chỉ cầp riêng cho từng sản phẩm.