Thành lập tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức vừa kinh doanh vừa mang lại lợi ích cho xã hội. Đây là mô hình công ty đặc thù và được nhiều người tìm hiểu, quan tâm. Vậy điều kiện thành tổ chức phi lợi nhuận như thế nào, thủ tục, trình tự ra sao và cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng tìm hiểu điều kiện thành lập tổ chức phi lợi nhuận trong bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn cảnh về tổ chức này.

Thế nào là tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức phi lợi nhuận không phải là công ty kinh doanh nhưng không có lợi nhuận như nhiều người nhầm tưởng. Các văn bản pháp luật phổ biến hiện nay như Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005 hay Luật doanh nghiệp 2020 không đề cập đến tổ chức này. Do đó nhiều người thường nhầm lẫn về cách hoạt động của công ty khi nghe đến tên công ty.

Thanh Lap To Chuc Phi Loi Nhuan

Các loại hình công ty của tổ chức phi lợi nhuận

  • Tổ chức xã hội phi lợi nhuận tồn tại dưới hình thức câu lạc bộ, hội, quỹ, trung tâm,… để hoạt động vì những người yếu thế trong xã hội. Những tổ chức này được phát triển hầu hết dựa trên nền tảng của các tổ chức phi chính phủ. Những tổ chức này thu hút vốn đầu tư để tác động vào xã hội bằng cách đưa ra những giải pháp, sáng tạo để giải quyết các vấn đề xã hội.
  • Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận là doanh nghiệp hoạt động vì cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế. Những lợi nhuận mà họ thu được sẽ dùng để thực hiện mục tiêu xã hội và đặt mục tiêu này lên hàng đầu. Những doanh nghiệp này thường được thành lập dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
  • Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận thành lập vì mục đích là lợi ích kinh tế nhất định và tác động tới xã hội không phải mục tiêu chính của họ. Pháp luật cũng không ràng buộc các doanh nghiệp này phải phân chia tỉ lệ lợi nhuận thu được của họ để thực hiện mục tiêu xã hội.

Điều kiện thành lập

Đối với tổ chức phi lợi nhuận

  • Ban sáng lập phải có ít nhất 3 thành viên, bao gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và sáng lập viên
  • Phải có hồ sơ hợp lệ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền, phải đảm bảo số vốn tối thiểu
  • Tài sản của quỹ phải sử dụng đúng mục đích và đúng số lượng

Đối với doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận

  • Là doanh nghiệp đã được đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp
  • Phải có mục tiêu hoạt động vì xã hội và cộng đồng
  • Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu xã hội

Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận

  • Để được thành lập, doanh nghiệp này cần được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập

Đối với Tổ chức phi lợi nhuận

  • Đơn đề nghị thành lập quỹ
  • Dự thảo điều lệ quỹ
  • Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp thành lập quỹ
  • Sơ yếu lý lịch của các thành viên ban sáng lập quỹ

Đối với doanh nghiệp xã hội

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh) hoặc danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần). Nếu cổ đông người nước ngoài là tổ chức thì phải có danh sách đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân (bản sao)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tương đương (bản sao, đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức)
  • Giấy chứng chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với chủ sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài)

Đối với công ty có định hướng xã hội và có lợi nhuận thì thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp theo mô hình như công ty TNHH, công ty cổ phần,…