So sánh quyền bề mặt với quyền sử dụng đất

Rất nhiều người từng bị nhầm lẫn giữa quyền bề mặt và quyền sử dụng đất hoặc không rõ sự khác biệt giữa hai loại quyền này. Thực chất, quyền bề mặt là một vật quyền phát sinh từ quyền sở hữu. Vậy hai loại quyền này khác nhau như nào? Và cần lưu ý những gì đối với hai loại quyền này?

Khái niệm  

Quyền bề mặt

Quyền bề mặt được quy định tại Điều 267 Bộ luật dân sự 2015. Đó là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.

Vậy nghĩa là quyền bề mặt cũng là một vật quyền phát sinh từ quyền sở hữu.

Đặc điểm của quyền bề mặt là chỉ áp dụng đối với đối tượng:

  • quyền sử dụng đất đối với mặt đất;
  • mặt nước với phạm vi quyền là khoảng không gian bên trên và bên trong của các đối tượng này.

Quyền sử dụng đất

Pháp luật Việt Nam có quy định về công nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất ổn định và quy định về quyền cũng như nghĩa vụ chung của người sử dụng đất. 

Mặc dù không có một định nghĩa rõ ràng như nào là “quyền sử dụng đất”. Tuy nhiên qua việc tổng hợp các quy định của pháp luật thì có thể rút ra như sau: 

Quyền sử dụng đất là:

  • Quyền của các chủ thể 
  • Được phép khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức
  • Từ việc sử dụng đất
  • Đất đó được nhà nước giao, cho thuê, hoặc được chuyển giao từ chủ thể khác.

Phân biệt quyền về mặt và quyền sử dụng đất

Tiêu chí Quyền bề mặt Quyền sử dụng đất
Bản chất Pháp lý quyền đối với tài sản, là quyền năng của chủ thể không phải là chủ sở hữu của tài sản Là quyền tài sản, là đối tượng của quyền bề mặt. 
Chủ thể không phải chủ sở hữu Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao (cho thuê)
Phạm vi quyền khai thác 1 trong 3 không gian theo thoả thuận các bên. (hạn chế hơn) Dưới lòng đất, mặt đất, trên mặt đất theo quy định pháp luật.
Thời hạn theo thoả thuận các bên thông thường ngắn hơn đối với quyền sử dụng đất. Đối với người không phải là chủ sở hữu mà chỉ là người được chủ sở hữu chuyển giao quyền thì thời hạn cũng là thoả thuận. nhưng đối với chủ sở hữu thì thời hạn là quyền sử dụng đất có thời hạn (nhiều nhất là 99 năm) và không có thời hạn (quyền sử dụng đất đối với đất ở)
Các giao dịch được thực hiện Hợp đồng thuê Là đối tượng của bất kì loại hợp đồng nào như hợp đồng mua bán, thế chấp, …
Căn cứ chấm dứt Điều 273 Gần như một loại tài sản vĩnh viễn, chỉ chuyển giao từ chủ thể này sang chủ thể khác.

Sự ra đời những quy định về quyền bề mặt giúp cho pháp luật dân sự hoàn thiện hơn; tài sản được khai thác đa dạng hơn và đem lại nhiều lợi ích kinh tế hơn cho các chủ thể có liên quan.