Quy định của pháp luật về Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Hiện nay quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần cũng được mọi người quan tâm. Hãy cùng LNP tìm hiểu theo quy định của luật Doanh nghiệp 2014 nhé!

Có thể bạn quan tâm

Khái quát chung về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Đại diện là như thế nào?

Trước hết, “đại diện”, theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là khái niệm dùng để chỉ việc một bên, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân (gọi chung là người đại diện) thay mặt, nhân danh và vì lợi ích của một bên khác (là cá nhân hoặc pháp nhân nhưng gọi chung là người được đại diện) để xác lập, thực hiện, tham gia các giao dịch dân sự.

Đối với việc “đại diện”, tuỳ thuộc vào căn cứ xác lập quyền đại diện, thì “đại diện” sẽ bao gồm hai hình thức là đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền.

Trong đó, đại diện theo pháp luật là hình thức đại diện mà trong đó, quyền đại diện được xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 135 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Đại diện theo pháp luật là gì?

Khái niệm “đại diện theo pháp luật” được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015,

Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng có quy định cụ thể về vấn đề này Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đóng vai trò là đại diện cho doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh đối với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp; tham gia tố tụng trước Toà án, Trọng tài với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa lụ liên quan; là người

thay mặt doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, căn cứ theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2015, và Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014, được xác định, bao gồm các trường hợp: Người đại diện được doanh nghiệp chỉ định theo Điều lệ, người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật, và người do Toà án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Toà án trong một số trường hợp đặt biệt.

Lưu ý:

  • Tuỳ vào loại hình doanh nghiệp thì Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, dù có bao nhiêu theo pháp luật thì tối thiểu là 01 người đại diện theo pháp luật cư trú thường trú, tạm trú, sinh sống tại Việt Nam.
  • Trường hợp trong doanh nghiệp có duy nhất 01 người đại diện theo pháp luật thì phải cư trú thường trú, tạm trú, sinh sống ở Việt Nam. Khi người này thực hiện việc xuất cảnh khỏi Việt Nam thì họ phải làm văn bản ủy quyền cho người khác để thay mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi văn bản uỷ quyền và họ vẫn phải chịu trách nhiệm với những quyền và nghĩa vụ đã uỷ quyền.

Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong công ty cổ phẩn có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Việc xác định số lượng cũng như chức danh quản lý và các nội dung về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ được quy định cụ thể trong nội dung Điều lệ doanh nghiệp (Điều 13, Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014 ).

Họ sẽ đứng ra thay mặt Công ty cổ phần ký kết các hợp đồng, tham gia các giao dịch và điều hành hoạt động của công ty cổ phần.

Những quy định riêng nhất định cần lưu ý như sau:

– Đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị:

Người được giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị được xác định là một trong những thành viên của Hội đồng quản trị được Hội đồng quản trị bầu làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần, trừ trường hợp công ty Cổ phần này là công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số biểu quyết và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoánkhông có quy định khác.

– Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc là người được Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc được thuê ở bên ngoài để đảm nhận chức vụ này. Nếu như trước đây, trong quy định tại Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2005,

Giám đốc, hoặc Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác, thì hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bãi bỏ quy định này, tạo điều kiện cho cá nhân – người đại diện của Công ty Cổ phần được quyền kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau.