Phân biệt lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Trong cuộc sống hàng ngày, thuật ngữ chiếm đoạt tài sản thường được dùng chung chung cho nhiều hành vi chiếm đoạt tài sản khác nhau của Bộ luật hình sự. Trong đó tội lừa đảo và tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay bị nhầm lẫn. Bài viết sẽ nêu một số điểm khác biệt của hai tội danh trên đặc biệt trong việc xác định hai tội danh này.

So sánh phân biệt lừa và làm dụng chiếm đoạt tài sản

Lừa đảo 

Lạm dụng tín nhiệm

Căn cứ pháp lý Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015
Thời điểm phát sinh ý định phạm tội Ý muốn chiếm đoạt tài sản xuất hiện trước thủ đoạn gian dối  Sau khi có giao dịch chuyển giao tài sản thì người phạm tội mới có ý định chiếm tài sản.
Hành vi  Có hành vi chiếm đoạt bằng các thủ đoạn gian dối. Cụ thể như hành vi đưa ra thông tin giả nhưng làm cho người khác tin là sự thật; và tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa thông tin giả bằng nhiều cách như dùng lời nói, viết, hành động, … để chiếm đoạt. Lưu ý, người có tài sản bị người phạm tội lừa dối nên mới giao tài sản cho người đó. Hành vi của người phạm tội là nhận được tài sản của người khác như vay, mượn, thuê… sau khi nhận được tài sản người này không muốn trả loại. Họ sẽ dùng thủ đoạn gian dối để che dậy hành vi đó hòng chiếm đoạt.
Về thủ đoạn gian dối 

Hành vi dùng thủ đoạn gian dối  là việc đưa ra thông tin không đúng sự thật với nhiều cách thức khác nhau làm người này tin tưởng là thật và giao tài sản.  

Dùng thủ đoạn trong tội lừa đảo luôn có trước hoặc đi liền hành vi nhận tài sản của người khác. Như vậy được coi là điều kiện để thực hiện việc chiếm đoạt.

Thủ đoạn gian dối phát sinh sau khi nhận tài sản từ người có tài sản hợp pháp. Thủ đoạn gian dối này để che đậy hành vi nhằm không trả lại giao dịch theo thỏa thuận.
Giá trị tài sản bị chiếm cấu thành tội phạm Bời đặc thù tính nguy hiểm cao hơn nên luật quy định tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định thì phạm tội.

Tài sản có giá trị từ 4.000.000 trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã từng bị kết án thì mới đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự.

Kết luận

Sự khác biệt để xác định hai tội này nằm ở phương thước có tài sản của người phạm tội. Ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có được tài sản theo một cách thức hợp pháp: thông qua các giao dịch chuyển giao tài sản từ phía người có được tài sản. Sau khi có được tài sản hợp pháp, người phạm tội mới dùng thủ đoạn để chiếm tài sản. Còn ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội chiếm được tài sản bằng các thủ đoạn gian dối.