Những điều cần biết khi mở văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của bên doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích của công ty mẹ. Theo đó, có một số lưu ý cần nắm rõ khi mở văn phòng đại diện như sau:

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý trước khi mở văn phòng đại diện

Mã số doanh nghiệp

Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty

Tên văn phòng đại diện dự định thành lập:

+ Phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ số và các ký hiệu.

+ Phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.

+ Phải được viết hoặc gắn ngay tại trụ sở văn phòng đại diện.

Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện

+ Trụ sở văn phòng đại diện phải nằm ở trên lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ xác thực.

+ Địa chỉ đăng ký trụ sở chính không phải là nhà tập thể, nhà chung cư. Nhưng nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, nếu công ty thuê trụ sở để làm văn phòng đại diện thì yêu cầu bên cho thuê cung cấp:

  • Hợp đồng thuê văn phòng,
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của văn phòng cho thuê.
  • Bản sao Chứng minh thư, hộ khẩu của bên cho thuê
  • Thông tin người đứng đầu văn phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật của công ty

+ Thông tin gồm có: họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu cùng với chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh.

+ Thông tin họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Lưu ý:

Người đứng đầu văn phòng đại diện không thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan…
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các doanh nghiệp có 100% vốn sở hữu nhà nước.
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Người đang trong quá trình chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Lưu ý sau khi thành lập văn phòng đại diện

Các thủ tục thuế:

+ Về quy định nộp thuế môn bài:

Văn phòng đại diện thực hiện các hoạt động như: đại diện, tiếp thị, tìm hiểu thị trường không có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải đóng thuế môn bài.

+ Về thuế thu nhập cá nhân đối với nhân sự:

Văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên Văn phòng đại diện theo quy định.

+ Về việc sử dụng và phát hành hóa đơn:

Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, không có thu nhập từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nên không phải phát hành và sử dụng hóa đơn.

Quy định về việc treo biển

Thực hiện treo biển hiệu tại chi nhánh. Biển hiệu có các thông tin: Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, cơ quan chủ quản.

Quy định về những nội dung thay đổi

Nếu có bất cứ thay đổi nào có liên quan đến nội dung hoạt động và nội dung thể hiện trên của Văn phòng Đại diện thì phải làm thủ tục thay đổi ngay.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích được cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về việc thành lập văn phòng đại diện hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn!