Hướng dẫn thành lập công ty giáo dục theo quy định mới 2021

Do sự phát triển của xã hội trong nhiều lĩnh vực, kiến thức là điều rất quan trọng. Trình độ giáo dục dùng để đo sự phát triển của một quốc gia, trình độ văn hóa, sự văn minh của dân tộc. Do đó, nhu cầu giáo dục của mọi người ngày càng tăng qua cao kéo theo việc nhiều công ty giáo dục ra đời. Đây là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm vì sức hút của nó. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về thành lập công ty giáo dục, để các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này có thể tham khảo như sau.

Hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ thành lập gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên công ty (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên), danh sách cổ đông (nếu là công ty cổ phần)
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp (Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu,…)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với tổ chức) và giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của Người đại diện theo pháp luật tổ chức này.
  • Giấy ủy quyền nếu nộp thông qua đại diện

Những ngành nghề kinh doanh

Theo luật doanh nghiệp 2021, để thành lập công ty giáo dục, cần phải chọn những ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục tiêu hoạt động của công ty. Một số ngành nghề kinh doanh phù hợp cho công ty giáo dục theo quy định mới nhất như sau:

Mã ngành Ngành nghề
851   Giáo dục mầm non
  8511 Giáo dục nhà trẻ
  8512 Giáo dục mẫu giáo
852   Giáo dục phổ thông
  8521 Giáo dục tiểu học
  8522 Giáo dục trung học cơ sở
  8523 Giáo dục trung học phổ thông
853   Giáo dục nghề nghiệp
  8531 Đào tạo sơ cấp
  8532 Đào tạo trung cấp
  8533 Đào tạo cao đẳng
854   Giáo dục đại học
  8541 Đào tạo đại học
  8542 Đào tạo thạc sỹ
  8543 Đào tạo tiến sỹ
855   Giáo dục khác
  8551 Giáo dục thể thao và giải trí
  8552 Giáo dục văn hóa nghệ thuật
  8559 Giáo dục khác chưa được phân vào đâu
856 8560 Dịch vụ hỗ trợ giáo dục

Nếu là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện, công ty có thể kinh doanh ngành nghề đó ngay khi có giấy phép. Nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công ty phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về giấy phép, chứng chỉ, vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị,…

Đặt tên cho công ty

Việc đặt tên cho công ty cũng rất quan trọng, tên công ty là dấu hiệu để nhận biết chủ thể kinh doanh và không trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên công ty đã đăng ký. Việc đặt tên phải tuân theo quy định pháp luật và không được sử dụng một số từ ngữ, ký tự bị cấm, thiếu văn hóa, vi phạm trật tự công cộng,…

Mua chữ ký số điện tử

Khi đi vào hoạt động, các doanh nghiệp nên mua chữ ký điện tử để có thể đóng thuế trực tuyến. Để làm được việc này, công ty phải yêu cầu ngân hàng mở chức năng đóng thuế online cho tài khoản ngân hàng của mình. Sau khi hoàn thành, công ty có thể dùng chữ ký số để đóng thuế trực tuyến. Việc này được thực hiện bởi kế toán của công ty.

Chọn người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật đóng vai trò quan trọng trong công ty, là người điều hành, quản lý, nhân danh công ty thực hiện các giao dịch dân sự. Vì lý do đó, người đại diện theo pháp luật phải có năng lực và kinh nghiệm là điều cần thiết. Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là Giám đốc, Chủ tịch công ty, hoặc tùy theo điều lệ công ty. Một công ty có thể có một hoặc nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật.