Hòa giải thương mại và điều kiện để trở thánh hòa giải viên

Trên thế giới có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, bao gồm bốn phương thức chính: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Mỗi phương thức có những đặc điểm khác nhau. Bài viết sẽ khái quát một số yếu tố cơ bản về lợi ích hòa giải thương mại và điều kiện để trở thành hòa giải viên.

Hòa giải thương mại là gì? Ưu và nhược điểm?

Hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp mới xuất hiện tại Việt Nam gần đây; Là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, trong quá trình này các bên sẽ giải quyết tranh chấp dựa trên đàm phán dưới sự giúp đỡ của bên thứ bà gọi là Hòa giả viên. Như vậy, hòa giải chỉ khác phương thức thương lượng ở sự tham gia của bên thứ ba trong quá trình này. Cần lưu ý rằng, hòa giải viên không có chức năng xét xử mà chỉ có chức năng hỗ trợ các bên hòa giải tranh chấp, về cơ bản các bên vẫn tự thỏa thuận, đàm phán để giải quyết tranh chấp của mình.

Như vậy, hòa giải có đặc điểm là sự hòa giải do chính các bên tự đi đến quyết định thông quá quá trình thỏa thuận, đàm phán của các bên dưới sự hỗ trợ của trọng tài viên. Quyết định này không có giá trị cưỡng chế, việc thi hành phụ thuộc vào sự tự nguyên của các bên.

Ưu điểm của Hòa giải. Cũng như trọng tài thương mại, hòa giải có ưu điểm về thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian; các bên có thể lựa chọn hòa giải viên, thời gian, địa điểm hòa giải. Quá trình hòa giả thông thường được giữ bí mật vì vậy giúp cho các chủ thể giữ được bí mật kinh doanh.

Tuy nhiên, vì hòa giải không có tính cưỡng chế, hiệu quả phụ thuộc vào ý chí của các bên nên đây là một điểm hạn chế mà các chủ thể thương mại cần cân nhắc khi lựa chọn phương thức này làm phương thức giải quyết tranh chấp của mình.

Điều kiện để trở thành hòa giải viên thương mại

Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải, quy định về hòa giải viên thương mại như sau:

a) Đủ điều kiện hành vi dân sự

– Thứ nhất, là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, vô tư, độc lập, khách quan; Như vậy, một người muốn trở thành hòa giải viên thương mại phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự; người này phải có đạo đức và uy tín tốt, phải vô tư, độc lập và khách quan đối với các bên khi tham gia các quá trình xét xử.

b) Đủ học vấn và kinh nghiệm

– Thứ hai, là người có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên; Như vậy, pháp luật không yêu cầu hòa giải viên phải có chứng chỉ đại học liên quan đến lĩnh vực pháp luật.Tuy nhiên pháp luật có quy định rằng người này phải là người có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.

c) Các điều kiện khác

Ngoài các điều kiện chung do pháp luật quy định, các tổ chức hỏa giải thượng có thể quy định các tiêu chuẩn chọn hòa giải viên thương mại cho tổ chức của mình cao hơn tiêu chuẩn do pháp luật quy định.

Ngoài ra, hòa giải viêncó thể tham gia hòa giải với tư cách là hòa giải viên vụ việc (tư cách cá nhân); hoặc hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại.

Cần lưu ý rằng, một cá nhân muốn trở thành hòa giải viên phải tiến hành đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú, hoặc tạm trú. Trong trường hợp hòa giải viên vụ việc nghỉ thì phải gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hòa giải viên vụ việc.

Như vậy, hòa giải viên là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại còn khá mới ở Việt Nam. Pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể về tiêu chuẩn của hòa giải viên. Tuy nhiên, các tổ chức hòa giải thông thường đều có các quy định riêng để trở thành hòa giải viên của tổ chức đó. Một trong số những tổ chức hòa giải của Việt Nam là Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC).