Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

 Cơ sở pháp lý

Luật đầu tư 2014 sửa đổi 2016

Quy định về cấp giấy chứng nhận đầu tư

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế: Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật ĐT;

Khoản 2 Điều 23. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 LĐT thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

  • Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật ĐT, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này thực hiện dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư.

+ Điều 30 LĐT Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

+ Điều 31 LĐT Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

+ Điều 32 LĐT Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  • Trường hợp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật ĐT.

Như vậy, đối với thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có các trường hợp, đó là:

Trường hợp bắt buộc phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế: Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC[1] thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Trường hợp được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư  theo quyết định chủ trương đầu tư

Điều 30. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

Điều 31. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Điều 32. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trường hợp tự nguyện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 LĐT thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC