Giao kết hợp đồng bằng lời nói có giá trị pháp lý không?

 Phân tích giá trị pháp lý của hợp đồng miệng

Theo cách thức áp dụng pháp luật thì trường hợp hợp đồng được điều chỉnh của văn bản pháp luật chuyên ngành thì áp dụng quy định của các văn bản này trước khi xem xét việc áp dụng của các luật chung như Bộ luật dân sự. Theo đó các hợp đồng có sự điều chỉnh đặc thù như Hợp đồng lao động, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng ủy quyền,… chỉ có giá trị pháp lý khi giao kết bằng văn bản.

Các loại hợp đồng còn lại như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vay tiền cá nhận,… thì khoản 1, điều 401 Bộ luật Dân sự quy định: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói…”. Trong dân gian thường gọi đây là hợp đồng miệng. Các loại hợp đồng này dù giao kết bằng miệng cũng có giá trị như hợp đồng bằng văn bản. Nếu “lỡ” ký hợp đồng miệng rồi thì quá trình thực hiện hợp đồng phải chú ý lưu giữ chứng cứ hay nhờ người chứng kiến để họ làm chứng sau này nếu có tranh chấp.

Vì vậy, khi giao nhận hàng hóa, phải có biên nhận giao nhận hàng. Khi giao nhận tiền cũng vậy, phải ghi ra biên nhận đó là tiền gì, hàng gì. Có thể các bên của hợp đồng chỉ ký hợp đồng miệng, nhưng quá trình thực hiện hợp đồng, thông qua biên nhận giao nhận tiền, hàng… để làm bằng chứng sau này.

Ví dụ:

Anh A bán cho anh B mặt hàng tôm, nhưng không ký hợp đồng bằng giấy tờ. Lúc giao hàng và nhận tiền có thể nói rõ thêm trong biên nhận là hôm nay anh B nhận bao nhiêu tôm đó và đã trả cho A bao nhiêu tiền. Còn lại bao nhiêu, lúc nào giao, giá mỗi ký là bao nhiêu, nếu không giao thì sao…. Đó là vài cách nhằm khắc phục các trường hợp không ký hợp đồng bằng giấy tờ.

 Lưu ý khi giao kết hợp đồng miệng

Hợp đồng được thỏa thuận bằng miệng, trong quá trình thực hiện hợp đồng phải chú ý lưu giữ chứng cứ, cụ thể các bằng chứng, giấy tờ khác chứng minh có việc mua bán giữa hai bên như thư từ trao đổi giữa hai bên, biên bản giao nhận hàng, giao nhận tiền trong đó ghi rõ nội dung hàng hóa mua bán và tiền trả cho việc mua bán hàng hóa đó, thậm chí là băng ghi âm các cuộc điện thoại trao đổi giữa hai bên khi phát sinh tranh chấp…hay nhờ người chứng kiến để họ làm chứng sau này nếu có tranh chấp, nhằm chứng minh được các thiệt hại thì có thể khởi kiện ra tòa án cấp huyện để yêu cầu giải quyết việc đòi người bán hàng bồi thường.

Nếu không có chứng cứ chứng minh việc mua bán giữa hai bên thì không thể yêu cầu tòa án giải quyết

Tham khảo thêm: https://lawfirmvietnam.com/dieu-kien-bat-buoc-de-hop-dong-dan-su-co-hieu-luc-phap-luat/

Trên đây là phần tư vấn của luật sư về giao kết hợp đồng miệng. Hi vọng giúp ích được cho Qúy khách hàng.