Gateway : Dưới góc nhìn pháp lý của các Luật sư

Trong những ngày gần đây , dư luận đang không ngừng xôn xao đến vụ học sinh Trường quốc tế Gateway tử vong nghi do bị bỏ quên trên ô tô, đã có nhiều ý kiến lên án hành vi bất cẩn của phía nhà trường cũng như lái xe đồng thời kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nghiêm. Vậy , các chuyên gia pháp lý có những ý kiến đánh giá gì về vụ việc này ?

Dưới đây là bài viết tổng hợp của chúng tôi về  ý kiến của các chuyên gia

Luật sư Trần Tuấn Anh

Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, hành vi bỏ quên học sinh dẫn đến việc cháu bé chết trên xe được xem là lỗi vô ý, có dấu hiệu hình sự. Do đó, cơ quan điều tra phải vào cuộc để xác định trách nhiệm thuộc về ai, ai là người vô ý làm chết người.

“Trong trường hợp này, lỗi chính thuộc về người lái xe và nếu có thì sẽ thêm người đi cùng giám sát (một xe đưa đón học sinh thông thường có 2 người, một người phụ trách công tác đưa đón học sinh ở trường và một người lái xe).

Tội vô ý làm chết người được quy định tại điều 128 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, với nội dung: “1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. 2. Phạm tội làm chết 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm”.

Ngoài việc xem xét xử lý về trách nhiệm hình sự, vụ việc này còn phải xem xét để xử lý về mặt pháp luật dân sự.

“Về mặt dân sự, gia đình học sinh đã giao cho nhà trường Gateway, do đó nhà trường phải có trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự đối với bố mẹ của học sinh này. Việc bồi thường như thế nào, mức độ bồi thường bao nhiêu thì trước hết pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên.

Trong trường hợp một trong hai bên không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc bồi thường. Lúc này, tòa án sẽ áp dụng các quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để quyết định mức bồi thường trong trường hợp này”, luật sư phân tích.

Luật sư Trần Xuân Tiền

Theo quan điểm của Luật sư Trần Xuân Tiền , Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, đây là sự việc hết sức đáng tiếc, chỉ vì sự bất cẩn của một vài cá nhân mà gây ra cái chết thương tâm cho cháu bé.

Vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, do đó, cần xem xét trách nhiệm hình sự đối với cá nhân có liên quan.

“Cụ thể cô giáo phụ trách đưa đón các bé lên xe và tài xế có thể bị khởi tố về tội “Vô ý làm chết người” theo Điều 128, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017: “1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm“, luật sư Tiền nhận định.

Sự việc kinh hoàng xảy ra vào chiều tối 6/8, vợ chồng anh Lê Văn Sơn (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) bàng hoàng khi nhận hung tin nhà trường báo con trai mình phải đưa đi cấp cứu.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng hiện chưa rõ nguyên nhân vì sao bé trai tử vong, nhưng theo thông tin ban đầu có thể xác định bé chết do bị bỏ quên trên xe. Và nguyên nhân dẫn đến bé chết có sự tắc trách của nhà trường mà trực tiếp là cán bộ, nhân viên có trách nhiệm quản lý, đưa đón học sinh.

luật sư Lê Văn Hoan

Cùng quan điểm, luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn Luật sư TP.HCM) đánh giá vụ việc đau lòng này xuất phát từ sự sự tắc trách, thiếu trách nhiệm của những người liên quan.

“Việc giao và nhận học sinh trước khi buổi học kết thúc thì nhà trường phải có trách nhiệm giao học sinh cho gia đình. Tuy nhiên, bé trai chưa được giao cho cha mẹ nhưng những người có trách nhiệm cũng không phát hiện ra”, luật sư Hoan đánh giá sự việc.

Trước mắt, theo các luật sư, cơ quan điều tra cần khởi tố vụ án để điều tra làm rõ nguyên nhân cháu bé tử vong, có cơ sở áp dụng các biện pháp tố tụng theo quy định của pháp luật.

Các luật sư cho rằng những người có trách nhiệm liên quan có thể bị xử lý hình sự về tội Vô ý làm chết người theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015. Người vi phạm có thể thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Ngoài ra, nhà trường còn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho gia đình nạn nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trong đó bao gồm toàn bộ thiệt hại liên quan đến chi phí y tế, chi phí mai táng và tổn thất về tinh thần.

Luật sư Nguyễn Anh Thơm

Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng để có căn cứ xử lý vụ việc cần đợi kết quả điều tra trên cơ sở làm rõ nguyên nhân bé trai tử vong.

Theo luật sư, nhiều khả năng cháu bé bị tử vong do ngạt đường hô hấp khi nằm ngủ trên ôtô trong tình trạng tắt máy, đóng kín cửa.

“Về nguyên tắc khi giáo viên đến đón các cháu học sinh với số lượng cố định theo danh sách thì khi đưa đến trường, xuống xe phải bàn giao đủ số đã đón, trừ những trường hợp lý do nghỉ học sẽ phải được phụ huynh thông báo”, luật sư Thơm dẫn chứng và cho rằng việc cháu bé tử vong do sự thiếu trách nhiệm kiểm tra số học sinh đã đón hoặc do cẩu thả không kiểm tra đã bỏ quên bé trai trên xe.

Tùy theo kết quả điều tra, thu thập các chứng cứ thì hành vi của người giáo viên phụ trách đưa đón các cháu bằng ôtô sẽ có dấu hiệu phạm tội Vô ý làm chết người hoặc tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 128 hoặc khoản 1 Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015.

Luật sư Thơm cho rằng nếu có đủ căn cứ xác định người giáo viên phạm tội Vô ý làm chết người thì thuộc lỗi vô ý vì cẩu thả. Đó là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

Trường hợp xét thấy hành vi của người giáo viên phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì cũng thuộc lỗi vô ý cẩu thả do không thực hiện nhiệm vụ được giao là phải có trách nhiệm kiểm tra, kiểm đếm các cháu học sinh khi nhận từ phụ huynh.

Luật sư Trần Minh Hùng

Cùng đánh giá về vụ việc, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết trong quá trình điều tra nếu thấy có dấu hiệu hình sự thì sẽ khởi tố vụ án để điều tra làm rõ hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không.

“Vụ việc cần được điều tra để xác định trách nhiệm thuộc về tài xế, nhà trường hay cá nhân nào. Khi đó mới có thể quy trách nhiệm cụ thể”, luật sư Hùng nêu quan điểm.

Luật sư Trương Anh Tú

Theo Luật sư Trương Anh Tú (Giám đốc Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú) “Như vậy, trong trường hợp này, đối với người tài xế thì cũng phải đảm bảo an toàn cho hành khách, những người trên xe theo các quy chuẩn về nghề nghiệp lái xe; Đối với các thầy cô giáo có nhiệm vụ trực tiếp về quản lý và dạy dỗ em học sinh thì đây cũng là trách nhiệm trên nguyên tắc nghề nghiệp.

Do đó, khi xảy ra hậu quả thì rất có thể những người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo Điều 129 Bộ luật Hình sự. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự, thì nhà trường phải chịu trách nhiệm bồi thường cho gia đình cháu bé”

                                                                                              Đỗ Anh Minh – LNP law sưu tầm