Dự báo xu hướng doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài năm 2020

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2019 là năm thứ ba liên tiếp vốn đầu tư nước ngoài qua hình thức góp vốn, mua cổ phần có giá trị gia tăng. Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu góp vốn đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản. Ngoài việc đầu tư vào các công ty cổ phần, công ty TNHH nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân bắt đầu chú ý đến đầu tư thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam

Luật Doanh nghiệp 2014:

Doanh nghiệp tư nhân là loại có duy nhất một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn. Tức trường hợp doanh nghiệp phát sinh các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính thì chủ doanh nghiệp phải sử dụng toàn bộ tài sản của mình để thực hiện các nghĩa vụ đó. Đây là đặc điểm khác biệt rất lớn của doanh nghiệp tư nhân so với các loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH.

Từ quy định trên của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân do nhà đầu tư nước ngoài làm chủ có một số đặc điểm sau:

– Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là một cá nhân. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân mới được quyền thành lập và điều hành doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp phải chuyển đổi sang loại hình khác;

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Không được mua cổ phần công ty cổ phần, phần vốn góp công ty hợp danh hoặc công ty TNHH;

– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, không có tài sản riêng. Tài sản của nhà đầu tư nước ngoài là tài sản của doanh nghiệp.

Từ đặc điểm chịu trách nhiệm vô hạn mà doanh nghiệp tư nhân thường không được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý khi đầu tư vào Việt Nam.

Luật Đầu tư 2014:

Thành lập doanh nghiệp tư nhân là một hình thức đầu tư trực tiếp. Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

Luật Đầu tư định nghĩa tổ chức kinh tế gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức khác. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Cổ đông và thành viên là hai thuật ngữ áp dụng với công ty cổ phần, công ty TNHH. Doanh nghiệp tư nhân chỉ có chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp. Vì vậy có thể hiểu tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong Luật Đầu tư không gồm doanh nghiệp tư nhân.

Điều này không có nghĩa cá nhân nhà đầu tư nước ngoài không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam. Không có các quy định cấm trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Nhưng cũng không có quy định hướng dẫn cụ thể. Do vậy, công ty TNHH thường là sự lựa chọn thay thế.

Vốn đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp tư nhân

Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam, đang trở thành nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Dòng FDI những năm gần đây tăng cao về cả chất và lượng. Đó là kết quả của các chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước.  Cùng với đó là các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng.

FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2019:

Theo báo cáo thống kê năm 2019 của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2019 đạt 38.02 tỷ USD, tăng 7.2% so với cùng kỳ năm 2018. Đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp có xu hướng tăng mạnh. Vốn đầu tư theo hình thức này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Đây là xu hướng trái ngược với sự sụt giảm vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm của các dự án đầu tư

Cụ thể trong 11 tháng từ đầu năm 2019 cả nước có khoảng 8500 lượt góp vốn đầu tư nước ngoài. Với tổng giá trị vốn góp là 11.24 tỷ USD, chiếm 35.4% vốn đăng ký. Đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp chiếm 17.2% tổng số vốn đăng ký năm 2017. Con số này trong năm 2018 là 27.9% vốn đăng ký. Năm 2019 ghi nhận tăng mạnh ở mức 40.7% vốn đăng ký. Các lĩnh vực được đầu tư chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng cũng là một yếu tố tác động. Cụ thể đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2018. Con số này đối với Hongkong là gần 4 lần. Việt Nam đang trở thành điểm đến an toàn cho nhà máy, công xưởng của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Do đứng ngoài cuộc chiến nên hàng hóa của Việt Nam phải chịu ảnh hưởng it hơn. Đây sẽ còn là xu hướng  cho đến khi cuộc chiến kết thúc hoặc đỡ căng thẳng.

Xu hướng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020:

Theo Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài (FDI). Tính đến ngày 20/02/2020 tổng số vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6.47 tỷ USD. Số liệu này bằng với 76.4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 2 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 1.583 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị 827 triệu USD. Tăng 52.4% số lượt góp so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên quy mô góp vốn lại nhỏ, giá trị góp vốn lại thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể mỗi lượt góp vốn chỉ có 0.52 triệu USD. Đầu tư vào Việt Nam cũng chưa ghi nhận đợt góp vốn nào có giá trị trên tỷ USD như trường hợp của Beerco Limited (Hongkong) với công ty TNHH Vietnam Beverage trong năm 2019.

Hai nguyên nhân chính là kỳ nghỉ Tết kéo dài và dịch bệnh COVID-19. Tâm lý chung hiện giờ sẽ là theo dõi tình hình dịch bệnh trước khi đầu tư. Theo Bộ Y tế, trong 16 người nhiễm bệnh, 7 người được xuất viện, 9 người đang tiến triển tốt. Đây là dấu hiệu của khả năng khống chế dịch sớm của Việt Nam. Điều này sẽ tác động tốt đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn quá sớm để đưa ra một dự báo chính xác. Khi mà tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến cực kỳ phức tạp trên thế giới.