Điều kiện và hồ sơ thành lập Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ

Khoa học công nghệ ngày càng đi sâu vào đời sống con người và nó giúp cho con người có những phát triển vượt bậc về năng suất lao động, chất lượng và số lượng hàng hóa. Các Doanh nghiệp khoa học công nghệ hiện cũng được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi, do đó việc thành lập Doanh nghiệp khoa học đang thu hút rất nhiều sự quan tâm.

Có thể bạn quan tâm

Điều kiện thành lập Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ

Để thành lập một doanh nghiệp khoa học công nghệ thì doanh nghiệp đó phải hội đủ những điều kiện như sau:

Các cá nhân hoặc tổ chức thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ phải hoàn thành việc sáng chế (hay còn gọi là ươm tạo) và phải làm chủ được những kết quả từ việc sáng chế đó.

Phát triển công nghệ thông tin:

Phần mềm tin học như bảo mật, chống virus, thiết kế phần mềm,…-.

Phát triển công nghệ sinh học phục vụ cho các ngành:

– Nuôi trồng thủy sản: các máy móc, thuốc trị bệnh thủy sản, thức ăn đủ dinh đưỡng…

– Nông nghiệp: các giống lúa và hoa màu mới, thuốc trị sâu bệnh, phân bón…

– Y tế: các loại thuốc kháng sinh, phương pháp chữa bệnh kết hợp đông tây y…

Phát triển công nghệ tự động hóa:

Như robot tự động, máy móc công nghệ cao,… nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm…

Phát triển công nghệ vật liệu mới:

Công nghệ nano bao phủ bên ngoài xe, vật dụng gia dụng, chống trầy và hạn chế vi khuẩn… phát triển các máy phun nano tối tân và tiện dụng hơn, bền hơn. Ngoài ra còn phải tìm kiếm các chất liệu mới phù hợp hơn với môi trường, thời tiết Việt Nam, giá thành giảm…

Phát triển các công nghệ bảo vệ môi trường:

Như túi giấy sinh học dễ phân hủy thay thế cho nylon, thuốc diệt cỏ, diệt sâu bệnh ko gây nguy hiểm cho môi trường sống…

Phát triển công nghệ năng lượng mới:

Sử dụng nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, các chất đốt sinh học thay thế xăng dầu, ít khói bụi…

Phát triển công nghệ vũ trụ:

Vệ tinh phóng vào không gian, nghiên cứu mô hình tàu vũ trụ…

Sau khi hội đủ các điều kiện trên các cá nhân hoặc tố chức muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ có thể chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để nộp trực tiếp lên Sở Khoa Học và Công Nghệ để được cấp giấy chứng nhận hoạt động.

Hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ

Chúng ta có thể chia ra làm hai trường hợp thành lập: do cá nhân, tổ chức tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 80/2007/NĐ-CP quy định và do các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Đối với các cá nhân, tổ chức thành lập Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ

Bước 1:

Doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2015 tại Khoản 1 Điều 5 Chương II để thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Bước 2:

Sau khi được thành lập, doanh nghiệp cần lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong vòng 30 ngày làm việc. Sau đó, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thì sẽ không cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, sẽ kèm lý do; nếu đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận.

Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ sẽ là cơ sở để xem xét việc cấp Giấy chứng nhận. Kết quả phải là kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ như các chương trình, đề án, dự án nghiên cứu khoa học; kết quả ươm tạo từ công nghệ do các đối tượng tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định thực hiện; sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp hay từ các nguồn vốn ở bên ngoài; được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền sở hữu hay sử dụng.

Đối với các tổ chức Khoa học Công nghệ

Bước 1:

Tổ chức cần phải xây dựng Đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình lên các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét.

Bước 2:

Lập và hoàn chỉnh các hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại Chương II Luật Doanh nghiệp 2015 để thành lập và đăng ký kinh doanh tại các cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Bước 3:

Bước này cũng giống với Bước 2 đối với các cá nhân, tổ chức theo pháp luật quy định.

Như vậy, các thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ khác rất nhiều so với thủ tục thành lập doanh nghiệp thông thường, trong đó, việc cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ được xét duyệt gắt gao nhất, dựa trên kết quả nghiên cứu và ứng dụng thành công các sản phẩm, giải pháp khoa học công nghệ của cá nhân, tổ chức.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ:

– Văn bản đề nghị thành lập doanh nghiệp, được soạn thảo chính xác các nội dung như tên công ty, địa chỉ, ngành nghề đăng ký kinh doanh.

– Danh sách các thành viên/cổ đông đã có chữ ký của từng người.

– Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

– Bản sao không quá 3 tháng chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu của các thành viên/ cổ đông và người đại điện pháp luật.

– Văn bản xác nhận vốn pháp định (đối với các ngành nghề đặc thù yêu cầu vốn pháp định).

– Bản sao công chứng của các chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành nghề yêu cầu).