Đăng ký nhãn hiệu thiết bị y tế

Đăng ký nhãn hiệu thiết bị y tế hiện nay đang được các Doanh nghiệp dịch vụ, thương mại y tế quam tâm ngày một nhiều.

Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, khi điều kiện sống trong xã hội được nâng cao, về vấn đề chăm sóc sức khỏe được quan tâm nhiều hơn. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phát triển nhanh kéo theo nhiều doanh nghiệp được lập ra, chuyên về sản xuất, cung cấp các thiết bị y tế cho bệnh viện, phòng khám. Việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh việc thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu thiết bị y tế

Việc xác định cụ thể nhóm hàng hóa mang nhãn hiệu là bắt buộc trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Theo bảng phân loại Ni xơ về đăng ký nhãn hiệu, thiết bị y tế thuộc nhóm 10.

Tra cứu nhãn hiệu thiết bị y tế

Tra cứu nhãn hiệu là thủ tục tự nguyện của chủ sở hữu tuy nhiên đây là bước cần thiết để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu dự định đăng ký đăng ký.

  • Tra cứu sơ bộ: Luật Việt An sẽ tiến hành tra cứu cho Qúy khách hàng sau khi được cung cấp nhãn hiệu trong vòng 01 ngày.
  • Tra cứu không chính thức tại Cục Sở hữu trí tuệ: Sau bước tiến hành tra cứu sơ bộ, Qúy khách hàng nên thực hiện tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ thông qua đại diện Luật Việt An để xác định khả năng bảo hộ cao nhất của nhãn hiệu dự định đăng ký.

Đăng ký nhãn hiệu thiết bị y tế

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
  • Giấy uỷ quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Quy trình sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Thẩm định hình thức: 

Thời hạn thẩm định hình thức sẽ kéo dài 01 tháng kể từ thời điểm nộp đơn. Ở bước này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét về mặt hình thức như mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm…

  • Công bố đơn: 

Sau khi được chấp nhận về mặt hình thức Đơn đăng ký nhãn hiệu của sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

  • Thẩm định nội dung: 

Sau thủ tục Công bố, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được thẩm định nội dung về khả năng đăng ký bảo hộ thông thường trong thời gian từ 09-12 tháng kể từ ngày Đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trên công báo Sở hữu công nghiệp.

  • Cấp Văn bằng: 

Sau khi kết thúc thời hạn thẩm định nội dung, nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo về cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Thời gian cấp văn bằng là 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Nội dung đăng ký nhãn hiệu của LNP law:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – Chi phí độc lập;
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;