Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế hiện được nhiều quốc gia lựa chọn, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhưng lại có tính đặc thù riêng, là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mở; trong đó, thúc đẩy mở rộng giao lưu thương mại, tạo cơ hội cho mọi chủ thể kinh tế tham gia thị trường. Do đó mà thu hút rất nhiều NLĐ nước ngoài. Vậy cùng tìm hiểu về thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài nhé!

Có thể bạn quan tâm

Điều kiện người lao động nước ngoài

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp

(trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động do Bộ luật lao động quy định)

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

1. Chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Trước ít nhất 20 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng NLĐ nước ngoài thì:

– NSDLĐ (trừ nhà thầu) phải khai thông tin vào tờ khai 

– Nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng NLĐ nước ngoài đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trừ trường hợp:

– Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp

– Là học sinh, sinh viên học tập và làm việc tại Việt Nam

(NSDLĐ phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh)

– Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật

(có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm)

– Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam

– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên

Trong thời hạn 12 ngày, cơ quan chấp thuận trả lời kết quả qua thư điện tử cho NSDLĐ.

Trường hợp báo cáo không hợp lệ, cơ quan chấp thuận trả lời kết quả qua thư điện tử cho NSDLĐ ( nêu rõ lý do).

2. Nộp hồ sơ 

Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày NLĐ nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho NSDLĐ thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động;

– Giấy chứng nhận (khám) sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền tại Việt Nam

(phải có giá trị dưới 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);

– Lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Văn bản chứng minh trình độ phù hợp với công việc: nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia,…

(bằng cấp, xác nhận kinh nghiệm từ công ty khác…);

– Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời kết quả qua thư điện tử cho NSDLĐ.

Trường hợp tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động chưa thực hiện đúng. Cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời kết quả qua thư điện tử cho NSDLĐ (nêu rõ lý do).

Đối với NLĐ nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động. NSDLĐ phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới cơ quan cấp giấy phép lao động

(trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động)

Tại sao nên lựa chọn Dịch vụ Doanh nghiệp tại ANS Law

Tại đây, chúng tôi có những chuyên viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực doanh nghiệp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ Doanh nghiệp những giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ thêm về vấn đề giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Rất hân hạnh được hợp tác và đồng hành cùng Quý Doanh nghiệp!