Opening new company in Vietnam 2019

Opening new company in Vietnam 2019. Thành lập doanh nghiệp là việc cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục tạo lập tư cách pháp nhân phục vụ hoạt động kinh doanh, thương mại.

Một quy trình, thủ tục thành lập mới Doanh nghiệp hiện nay cho hầu hết các loại hình Doanh nghiệp bao gồm 04 giai đoạn như sau:

  1. Chuẩn bị các thông tin cần thiết để lập hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp:

(1)     Lựa chọn loại hình Doanh nghiệp phù hợp:

Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp là: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác.

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 01 thành viên, Công ty TNHH 02 thành viên trở lên, Công ty cổ phần.

(2)     Chuẩn bị bảo sao y công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu (đối với Doanh nghiệp tư nhân), của các thành viên (đối với Công ty TNHH, Công ty hợp danh), của các cổ đông (đối với Công ty cổ phần).

Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND/CCCD chưa quá 03 tháng, thời hạn của CMND/CCCD chưa quá 15 năm.

(3)     Đặt tên công ty:

Tối nhất các bạn nên đặt tên công ty ngắn gọn và dễ nhớ, dễ phát âm và không trùng lặp với các Doanh nghiệp khác đã thành lập để tránh nhầm lẫn. Để tra cứu xem tên công ty có bị trùng lặp hay không, các bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

(4)     Chọn trụ sở chính của công ty:

Trụ sở chính của công ty là địa điểm thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công ty, là địa chỉ liên lạc của công ty trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ trụ sở chính được xác định bởi số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, fax và thư điện tử (nếu có).

(5)     Xác định số vốn điều lệ của công ty:

Vốn điều lệ của công ty là số vốn mà các thành viên, cổ đông của công ty góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

(6)     Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty:

Người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

(7)     Xác định ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty và chuẩn hóa theo Danh sách ngành nghề kinh doanh như pháp luật đã quy định.

  1. Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ công ty:

         Hồ sơ xin đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT bao gồm một số tài liệu chính như sau:

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu I-1 đến I-5);

(2) Điều lệ công ty;

(3) Danh sách thành viên (mẫu I-6 đối với Công ty cổ phần, mẫu I-9 đối với Công ty hợp danh), danh sách cổ đông sáng lập (mẫu I-7 đối với Công ty cổ phần);

(4) Bản sao y công chứng các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty, của các thành viên cổ đông;

(5) Một số tài liệu khác theo quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp muốn thành lập.

Sau 03 ngày hành chính kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận đưuọc kết quả.

  1. Làm con dấu pháp nhân:

Bộ hồ sơ làm con dấu pháp nhân tại đươn vị khắc dấu bao gồm:

(1)     Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(2)     Giấy ủy quyền nếu người đi nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó.

  1. Các thủ tục sau khi thành lập công ty:

         Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

(1) Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định;

(2) Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số;

(3) Đăng bố cáo;

(4) Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài;

(5) Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT;

(6) Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo Thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng;

(7) Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.